Câu hỏi đợt 1

06/11/2015 12:00 AM


Câu hỏi : Cho em hỏi, em làm việc ở huyện Đắk Glong – Đắk Nông được 3 năm nhưng đến nay tôi chuyển công tác về Quảng Ngãi lên BHXH huyện Đắk Glong thì họ bảo chưa có sổ, rồi họ chỉ cho số sổ BHXH, với số sổ đó thì làm sao tôi biết được có chính xác hay không, và tôi có dùng số sổ đó để đóng BHXH tại nơi làm việc mới hay không, tôi làm trong biên chế nhà nước, và khi nào tôi được cấp sổ BHXH, xin cảm ơn, mong tin. Tống Văn Nghĩa tongvannghia.qn@gmail.com

Trả lời: Theo quy định hiện hành, khi người lao động tham gia BHXH, BHTN sẽ được cấp sổ BHXH. Khi người lao động nghỉ việc tại đơn vị thì đơn vị có trách nhiệm trả sổ BHXH cho người lao động để người lao động tiếp tục nộp sổ BHXH đó cho đơn vị mới.
Do đó, bạn cần liên hệ với đơn vị trước khi nghỉ việc để được nhận sổ BHXH, sau đó nộp sổ BHXH cho đơn vị mới, đồng thời ghi số sổ BHXH đó lên tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN tại đơn vị mới.

Câu hỏi: Em có câu hỏi muốn hỏi bên BHXH Gia Nghĩa về việc điều chỉnh thông tin cá nhân trên sổ BHXH như sau: Thời điểm em tham gia bảo hiểm hiện em đang sử dụng số CMND, ngày cấp, nơi cấp tại Nam Định. Sau này do CMND bị mất số em có đi làm lại CMND mới (Số, ngày cấp, nơi cấp tại CA tỉnh Đắk Nông). Vậy em xin hỏi em có phải làm đơn đề nghị điều chỉnh lại nội dung trong sổ BHXH không ạ? Em mong sớm nhận được câu trả lời, em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Theo Quy định tại Điều 61 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, người tham gia BHXH, BHTN chỉ được cấp lại sổ trong trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng hoặc thay đổi cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ BHXH. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi các nội dung khác như: số CMND, ngày cấp, nơi cấp giấy CMND, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH.
Do đó trường hợp của bạn không phải đề nghị điều chỉnh nội dung trong sổ BHXH.
Câu hỏi: kieutrangoanh@gmail.com:
“ Cơ quan em có 2 người lao động đã nghĩ việc từ tháng 09/2013 nhưng do cơ quan em chưa đóng đủ tiền bảo hiểm nên em chưa thể chốt sổ bảo hiểm cho họ được. Đến tháng 12/2013 cơ quan em đã đóng đủ tiền bảo hiểm, em đã đi chốt sổ cho người lao động nhưng sang tháng 01/2014 em mới lấy được sổ. Như vậy họ nghỉ việc được hơn 3 tháng, nếu như vậy họ có thể hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp lần đầu không ạ. Mong cơ quan trả lời giúp em. Em xin cảm ơn ạ.”
           Xin được trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm 7 điều 1 Nghị định 100/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP:
“ Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nếu người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động.”
Như vậy trường hợp bạn hỏi đã vượt quá 3 tháng nên không thể giải quyết chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

Câu hỏi: Độc giả có nickname: Nguyễn Thanh “camryhr@gmail.com” Tôi kí HĐLĐ thời hạn 1 năm(1/1/2013=>31/12/2013) với một công ty nước ngoài, công ty đặt tại Bình Dương. Tôi làm việc xuyên suốt từ 1/1/2013=>15/12/2013 thì công ty thông báo là hợp đồng hết hạn công ty không tiếp tục kí hợp đồng nữa mà không đưa ra lý do gì cả. kể từ đó công ty cho tôi nghỉ việc nhưng vẫn trả lương đến hết ngày 31/12/2013. Nhưng trong quyết định thôi việc thì ghi tôi nghỉ làm việc từ ngày 15/12/2013.Vậy cho tôi hỏi công ty ghi giấy quyết định thôi việc như vậy là có đúng luật hay không vì còn 1 tháng nữa là tết rồi mà công ty không kí hợp đồng gây khó khăn cho tôi, công ty cũng không phải làm ăn thua lỗ hay khó khăn cắt giảm nhân sự gì, vì sau đó đã tuyển thêm người mới vào (HĐLĐ của tôi chưa hết hạn mà tôi cũng không tự ý nghỉ việc) và lương thưởng tháng 13 tôi có được nhận hay không (nếu không có thì tôi phải làm sao, vì lúc trước đó tôi có kí HĐLĐ thử việc hết 6 tháng rồi, hợp đồng thử việc đó công ty vẫn trả thưởng tháng 13 là ½ tháng lương) rất mong nhận được sự tư vấn của quý BHXH. Chân thành cảm ơn” BHXH tỉnh Đăk Nông trả lời như sau:
           Trả lời:
Câu hỏi của bạn thuộc về nội dung quy định tại Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Bộ Lao động thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động. Vì vậy, bạn có thể gửi câu hỏi của mình đến trang website Sở Lao động thương binh xã hội Tỉnh hoặc Bộ Lao động Thương binh và xã hội để được giải đáp một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Câu hỏi:
     Em đã có thẻ BHYT được cấp từ chế độ của Quân đội và hiện tại em đang làm việc tại công ty và cũng có tham gia BHYT (hiện tại em có 02 thẻ BHYT). Nếu như em không tham gia BHYT tại công ty mà chỉ tham gia BHXH không thì có ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản, hưu trí sau này của em không? và thủ tục để làm không tham gia BHYT tại công ty như thế nào? mong nhận được sự chia sẻ từ cán bộ của BHXH Đăk Nông? em xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Thúy Diễm nguyenthithuydiem.gl@gmail.com
          Trả lời : Vấn đề bạn hỏi, BHXH tỉnh Đắk Nông trả lời như sau: Theo Điều 12, khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 16 Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế. Bạn thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH, BHYT tại công ty nơi bạn đang làm việc và được cấp thẻ BHYT theo đối tượng này.
          Theo khoản 2 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế: “Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất”. Khi đó, bạn phải có bản sao giấy tờ liên quan (kèm theo bản chính) để chứng minh. Ở đây, bạn vừa là đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT theo nơi bạn đang làm việc, vừa là đối tượng thân nhân: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân. Tuy nhiên, hai đối tượng này được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế như nhau, nên bạn không được chuyển đổi mã hưởng quyền lợi trên thẻ BHYT.
Câu hỏi: Lao động nghỉ việc chưa kịp báo giảm, như vậy trong tháng đó có phải đóng bảo hiểm không, hay khi nào báo giảm được thì mình giảm trừ lại số tiền đã đóng vào tháng tiếp theo. Lê Đức Khánhduckhanh23085@yahoo.com.vn
          Trả lời : Vấn đề bạn hỏi, BHXH tỉnh Đắk Nông trả lời như sau: Theo Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan BHXH thu BHXH, BHYT dựa trên hợp đồng, Quyết định tuyển dụng, bảng lương của đơn vị (nếu đơn vị đủ điều kiện tham gia BHTN thì phải đóng thêm BHTN). Khi người lao động nghỉ việc thì bản thân người lao động đã chấm dứt hợp đồng với đơn vị sử dụng lao động, không có tên trên bảng lương của đơn vị. Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động sẽ không phải đóng BHXH, BHYT cho cơ quan BHXH.
Tuy nhiên, nếu đơn vị không làm điều chỉnh giảm kịp thời thì bản thân người lao động không phải đóng BHXH, BHYT nhưng đơn vị sử dụng lao động vẫn phải đóng BHXH, BHYT của người lao động đó cho cơ quan BHXH, đến khi đơn vị làm điều chỉnh giảm thì cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào Quyết định nghỉ việc hoặc Biên bản thanh lý hợp đồng lao động của đơn vị để thoái thu BHXH của người lao động cho đơn vị.
Câu hỏi:  vthupy@gmail.com hỏi về việc bạn có thời gian đóng BHXH từ 7/1996 – 3//2007 đã nghỉ việc không tham gia BHXH từ tháng 4/2007, bạn muốn BHXH 1 lần  thì cách tính số tiền hưởng trợ cấp BHXH một lần như thế nào? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Về hưởng BHXH một lần:
Căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 55. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định như sau:
“Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng BHXH” thì bạn được hưởng BHXH một lần:
 * Cách tính tiền hưởng BHXH 1 lần:
Căn cứ theo điểm b khoản 4, mục IV của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
4. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: 
b) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ  ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:

Theo quy định trên thì tiền lương bình quân để tính hưởng BHXH 1 lần của bạn được được tính như sau:
          Từ tháng 4/2001 - 12/2002: (hệ số lương theo NĐ 26/NĐ-CP là 1,46 chuyển xếp lương theo NĐ 205/NĐ-CP hệ số là 1,80; tiền lương tối thiểu đang áp dụng hiện nay là: 1.050.000 đồng):
                    (1,80  x 1.050.000)  x 21 tháng = 39.690.000 đồng
          Từ tháng 1/2003 - 9/2004: (hệ số lương theo NĐ 26/NĐ-CP là 1,58 chuyển xếp lương theo NĐ 205/NĐ-CP hệ số là 1,99; tiền lương tối thiểu đang áp dụng hiện nay là: 1.050.000 đồng):
                    (1,99  x 1.050.000)  x 21 tháng = 43.879.500 đồng
Từ tháng 10/2004 - 12/2004: (hệ số lương theo NĐ 205/NĐ-CP hệ số là 1,99; phụ cấp chức vụ 0,3; tiền lương tối thiểu đang áp dụng hiện nay là: 1.050.000 đồng):
                   {(1,99 + 0,3)  x 1.050.000)}  x 3 tháng = 7.213.500 đồng
Từ tháng 01/2005 - 01/2007: (hệ số lương theo NĐ 205/NĐ-CP hệ số là 2,18; phụ cấp chức vụ 0,3; tiền lương tối thiểu đang áp dụng hiện nay là: 1.050.000 đồng):
                   {(2,18 + 0,3)  x 1.050.000)}  x 25 tháng = 65.100.000 đồng
Từ tháng 02/2005 - 3/2007: (hệ số lương theo NĐ 205/NĐ-CP hệ số là 2,37; phụ cấp chức vụ 0,3; tiền lương tối thiểu đang áp dụng hiện nay là: 1.050.000 đồng):
                   {(2,37 + 0,3)  x 1.050.000)}  x 2 tháng = 5.607.000 đồng
Tiền lương bình quân để tính trợ cấp BHXH 1 lần của bạn là: 39.690.000 + 43.879.500 + 7.213.500 + 65.100.000 + 5.607.000 = 161.490.000/72 tháng = 2.242.916 đồng
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH.
Bạn có thời gian tham gia BHXH từ tháng 7/1996 – 3/2007 là 10 năm 09 tháng.
Mức trợ cấp BHXH 1 lần là: 2.242.916 x 11 (năm) x 1,5 = 37.008.114 đồng

Câu hỏi: dinhhuong8788@gmail.com hỏi về việc bạn có thời gian đóng BHXH từ 07/2010  -9/2012, vậy cách tính số tiền hưởng trợ cấp BHXH một lần? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Cách tính tiền hưởng BHXH 1 lần:
Căn cứ theo khoản 5, mục IV của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
 - Mức bình quân tiền lương tiền công đóng BHXH để tính hưởng BHXH 1 lần đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại điểm  b khoản 1 và điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 31 Nghị định 152/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
                                         Tổng số tiền lương, tiền công
     Mức bình quân                     của các tháng đóng BHXH
     tiền lương    =        
                                          Tổng số tháng đóng BHXH 
2.Tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quy định (hiện nay chưa có thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công theo Nghị định 83/NĐ-CP, nên BHXH tỉnh mới tạm thời tính theo mức đóng BHXH của bạn)
Từ tháng 7/2010 - 12/2010, thời gian: 6 tháng - Mức lương: 1.048.600 đồng
                   1.048.600  x 6 tháng = 6.291.600 đồng
Từ tháng 01/2011 - 9/2011, thời gian: 9 tháng -Mức lương: 1.444.500 đồng                           1.444.500 x 9 tháng = 13.000.500 đồng
Từ tháng 10/2011 - 12/2011, thời gian: 3 tháng -Mức lương: 2.140.000 đồng
                   2.140.000  x 3 tháng = 6.420.000 đồng
Từ tháng 01/2012 - 03/2012: thời gian: 3 tháng -Mức lương: 2.140.000 đồng
                   2.140.000 x 3 tháng = 6.420.000 đồng
Từ tháng 4/2012 - 9/2012: thời gian: 6 tháng -Mức lương 2.140.000 đồng
                   2.140.000 x x 6 tháng = 12.840.000 đồng
Tiền lương bình quân để tính trợ cấp BHXH 1 lần của bạn là: 6.291.600 + 13.000.500 +  6.420.000 +6.420.000 + 12.840.000  /27 tháng = 1.665.633 đồng
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH.
Bạn có thời gian tham gia BHXH từ tháng 7/2010 – 9/2012 là 02 năm 03 tháng.
Mức trợ cấp BHXH 1 lần là: 1.665.633 x 2,5 (năm) x 1,5 = 6.246.124 đồng
Câu hỏi:
tuyen191176@yahoo.com.vn hỏi về việc bạn có thời gian đóng BHXH từ 9/1997 – 5/2013 trong đó vừa có thời gian làm trong cơ quan nhà nước vừa có thời gian làm ở công ty tư, vậy cách tính tiền hưởng BHXH 1 lần như thế nào? Khi nào thì đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Về thời gian hưởng BHXH một lần:
Căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 55. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định như sau:
“Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng BHXH”. Thì bạn được hưởng BHXH một lần:
 * Cách tính tiền hưởng BHXH 1 lần:
Căn cứ theo khoản 6 mục IV của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
6. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Trong đó:
a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
    Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 4 Mục này.
b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mỗi giai đoạn được tính như quy định tại điểm a nêu trên.
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các giai đoạn.
Theo quy định trên thì tiền lương bình quân để tính hưởng BHXH 1 lần của bạn được được tính như sau:

  1. Tiền lương thuộc đối tượng do Nhà nước quy định:

          Từ tháng 09/2001 - 12/2002: (hệ số lương theo NĐ 25/NĐ-CP là 1,46 chuyển xếp lương theo NĐ 204/NĐ-CP hệ số là 1,86; tiền lương tối thiểu đang áp dụng hiện nay là: 1.050.000 đồng, thời gian 16 tháng):
                   (1,86  x 1.050.000)  x 16 tháng = 31.248.000 đồng
          Từ tháng 1/2003 - 9/2004: (hệ số lương theo NĐ 25/NĐ-CP là 1,58 chuyển xếp lương theo NĐ 204/NĐ-CP hệ số là 2,06; tiền lương tối thiểu đang áp dụng hiện nay là: 1.050.000 đồng, thời gian 21 tháng):
                   (2,06  x 1.050.000)  x 21 tháng = 45.423.000 đồng
Từ tháng 7/2005 - 5/2008: (hệ số lương theo NĐ 205/NĐ-CP hệ số là 1,99 tiền lương tối thiểu đang áp dụng hiện nay là: 1.050.000 đồng, thời gian 35 tháng):
                   (1,99 x 1.050.000)  x 35 tháng = 73.132.500 đồng
Mức bình quân tiền lương thuộc đối tượng do Nhà nước quy định là: 31.248.000 + 45.423.000 + 73.132.500 =  149.803.500/72 (tháng) = 2.080.604 đồng
          Tổng thời gian trong khối Nhà nước: 120 tháng
Tổng số tiền trong khối Nhà nước: 2.080.604 x 120 = 249.672.480 đồng
2.Tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quy định: (hiện nay chưa có thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công theo Nghị định 83/NĐ-CP, nên BHXH tỉnh mới tạm thời tính theo mức đóng BHXH của bạn)
Từ 12/2008 – 12/2008, thời gian: 1 tháng – Mức lương: 1.300.000
                   1.300.000  x 1 = 1.300.000 đồng
Từ 01/2009 – 4/2009, thời gian:  4 tháng – Mức lương: 1.560.000
                   1.560.000 x 4 =  6.240.000 đồng
Từ 7/2010 – 12/2010, thời gian: 6 tháng – Mức lương: 2.025.000
                   2.025.000 x 6 = 12.150.000 đồng
Từ 01/2011 – 9/2011, thời gian: 9 tháng – Mức lương: 2.025.000
                   2.025.000 x 9 = 18.225.000 đồng
Từ 10/2011 – 12/2011, thời gian: 3 tháng – Mức lương: 3.150.000
                   3.150.000 x 3 = 9.450.000 đồng
Từ 01/2012 – 12/2012, thời gian: 12 tháng – Mức lương: 3.150.000
                   3.150.000 x 12 = 37.800.000 đồng
Từ 01/2013 – 5/2013, thời gian: 5 tháng – Mức lương: 3.150.000
                   3.150.000 x 5 = 15.750.000 đồng
          Tổng thời gian: 1 + 4 + 6 + 9 + 3 + 12 +5 = 40 tháng
Tổng số tiền: 1.300.000 + 6.240.000 + 12.150.000 + 18.225.000 + 9.450.000 + 37.800.000 +  15.750.000 =100.915.000 đồng
3.Tiền lương bình quân là: 
(249.672.480 + 100.915.000)/ (40 +120) = 2.191.171 đồng
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH.
Bạn có thời gian tham gia BHXH đến tháng 5/2013 là 13 năm 04 tháng.
Mức trợ cấp BHXH 1 lần là: 2.191.171  x 13,5 (năm) x 1,5 = 44.371.212 đồng
Câu hỏi:
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: hyenlong@gmail.com hỏi về việc bạn có thời gian đóng BHXH từ  năm 2000 -9/2012, vậy cách tính hưởng BHXH 1 lần như thế nào, mức phụ cấp nào làm cơ sở tính hưởng BHXH 1 lần? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1. Cách tính tiền hưởng BHXH 1 lần:
Căn cứ theo điểm b khoản 4 mục IV của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
4. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: 
b) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ  ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:



Trog đó: Mbqtl:  Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Theo quy định trên thì tiền lương bình quân để tính hưởng BHXH 1 lần của bạn được được tính như sau:
          Từ tháng 10/2006 - 9/2009: (hệ số lương theo NĐ 204/NĐ-CP hệ số là 3,00; tiền lương tối thiểu đang áp dụng hiện nay là: 1.150.000 đồng; thời gian: 36 tháng):
                   (3,00 x 1.150.000)  x 36 tháng = 124.200.000 đồng
          Từ tháng 10/2009 – 9/2012: hệ số lương theo NĐ 204/NĐ-CP hệ số là 3,33; phụ cấp chức vụ là 0,3; tiền lương tối thiểu đang áp dụng hiện nay là: 1.150.000 đồng; thời gian: 36 tháng):                 
{(3,33 +0,3) x 1.150.000}  x 36 tháng = 150.282.000 đồng
Mức bình quân của 72 tháng là: 124.200.000 +150.282.000/72 = 3.812.250 đồng
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH.
Bạn có thời gian tham gia BHXH từ tháng 1/2000 – 9/2012 là 12 năm 09 tháng.
Mức trợ cấp BHXH 1 lần là: 3.812.250  x 13 (năm) x 1,5 = 74.338.875 đồng
2.Cơ sở để tính tiền lương tháng đóng BHXH:
“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội”.
Do vậy, trong thư bạn hỏi bạn không nói rõ phụ cấp chức vụ 0,3 của bạn được đóng BHXH từ tháng, năm nào nên BHXH tỉnh tạm tính từ 10/2009 đến tháng 9/2012. Căn cứ theo Nghị định 54/NĐ-CP/2011 ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo thực hiện từ ngày 1/5/2011, nếu trường nơi bạn trước đây công tác đã thực hiện trích nộp đóng BHXH về phụ cấp thâm niên nhà giáo thì tiền lương bình quân đóng BHXH được tính thêm cả phần phụ cấp thâm niên nhà giáo.
          Về phụ cấp khu vực do trong thư bạn không nói rõ bạn công tác ở địa bàn nào, xã, huyện, tỉnh nào nên BHXH tỉnh không có căn cứ để trả lời, nếu bạn công tác ở nơi có phụ cấp khu vực khi bạn đề nghị giải quyết BHXH 1 lần thì cơ quan BHXH sẽ giải quyết trợ cấp khu vực 1 lần cho bạn theo Nghị định 122/NĐ-CP về phụ cấp khu vực 1 lần:
          Về phụ cấp thu hút, theo quy định đây là phụ cấp không được tính làm cơ sở để tính đóng BHXh nên không được hưởng khi bạn thanh toán BHXH một lần.
Câu hỏi:
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư hỏi của bạn ở địa chỉ mail: bichdiem_195@yahoo.com.vn về việc bạn tham gia BHXH từ tháng tháng 8/2011. Nay bạn có thai dự sinh vào cuối tháng 5/2014. Bạn đã nghỉ việc, bạn hỏi trường hợp của bạn có được hưởng chế độ thai sản không?  Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động và Khoản 2 Điều 28, Mục 2 - Chế độ thai sản của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
          Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ (06) sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
          Căn cứ theo quy định trên bạn nghỉ việc nếu chưa quá 6 tháng tính đến tháng bạn sinh con thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.
          Do trong thư hỏi bạn không nói rõ bạn bắt đầu nghỉ việc từ tháng, năm nào nên BHXH tỉnh không có đủ thông tin để trả lời cụ thể cho bạn được
Câu hỏi:
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư hỏi của bạn ở địa chỉ mail: dunghobp@yahoo.com.vn về tham gia BHXH tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương IV- Bảo hiểm xã hội tự nguyện của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 chỉ quy định đối tượng được hưởng hai chế độ (02) Hưu trí và chế độ tử tuất  khi tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
          Do vậy, trường hợp bạn hỏi người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện không được hưởng chế độ thai sản theo quy định của luật.
Câu hỏi:
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư hỏi của bạn ở địa chỉ mail: bacbuiththuybac@yahoo.com.vn về việc bạn tham gia BHXH được 35 năm, nhưng năm nay mới 56 tuổi (sinh năm 1958), sức khỏe yếu (bệnh tim, huyết áp thấp, thấp khớp, sạn thận ...). Bạn hỏi bạn muốn nghỉ hưu sớm trước tuổi có được không? Làm những thủ tục gì? Được hưởng những chế độ gì? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
  1. Về điều kiện nghỉ hưu
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Mục 4 Chương III- Bảo hiểm xã hội bắt buộc của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
Điều 51. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
Căn cứ theo quy định trên trường hợp của bạn được nghỉ hưu nếu bạn khi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa của tỉnh nơi bạn đang cư trú và làm việc, nếu kết quả giám định bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên thì bạn đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại Điều 51 của Luật nhưng mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi 60 đối với nam và 55 tuổi đối với nữ thì bị trừ 1% tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật.
  1. Thủ tục đi giám định khả năng lao động gồm:
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 5/4/2010 của Bộ y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia BHXH bắt buộc như sau:
1. Giám định để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi quy định
a- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, cơ quan BHXH cấp tỉnh cấp giấy giới thiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b- Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Những chế độ được hưởng khi nghỉ hưu:
Căn cứ theo quy định của Luật BHXH, sau khi đi giám định khả năng lao động mà Hội đồng giám định y khoa kết luận bạn bị mất khả năng lao động 61% thì bạn được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại điều 51 của luật, ngoài ra nếu bạn đóng BHXH trên 30 năm thì được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 54 của Luật BHXH, ngoài ra nếu bạn công tác ở nơi có phụ cấp khu vực thì được hưởng trợ cấp khu vực 1 lần theo quy định tại Nghị định 122/NĐ-CP của Chính phủ.
Câu hỏi:
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: huynguyen6889@gmail.com hỏi về việc bạn có thời gian đóng BHXH từ 07/2010 – 10/2012 (từ 7/2010- 3/2012 tham gia BHXH tại TP Hà Nội, từ tháng 4/2012 – 10/2012 tham gia BHXH tại Đắk Nông). Bạn hỏi thủ tục thanh toán BHXH 1 lần của bạn ở Hà Nội hay ở Đắk Nông? Mức trợ cấp BHXH 1 lần là bao nhiêu? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Về nơi thanh toán hưởng BHXH một lần:
Bạn đang cư trú hoặc tạm trú ở tỉnh, thành phố nào trong lãnh thổ Việt Nam điều có thể thanh toán BHXH 1 lần.
Cách tính tiền hưởng BHXH 1 lần:
Căn cứ theo khoản 5, mục IV của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
 - Mức bình quân tiền lương tiền công đóng BHXH để tính hưởng BHXH 1 lần đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại điểm  b khoản 1 và điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 31 Nghị định 152/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
                                         Tổng số tiền lương, tiền công
     Mức bình quân                     của các tháng đóng BHXH
     tiền lương    =        
                                          Tổng số tháng đóng BHXH 
2.Tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quy định (hiện nay chưa có thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công theo Nghị định 83/NĐ-CP, nên BHXH tỉnh mới tạm thời tính theo mức đóng BHXH của bạn)
Từ tháng 7/2010 - 12/2010, thời gian: 6 tháng - Mức lương: 1.048.600 đồng
                   1.048.600  x 6 tháng = 6.291.600 đồng
Từ tháng 01/2011 - 9/2011, thời gian: 9 tháng -Mức lương: 1.444.500 đồng                           1.444.500 x 9 tháng = 13.000.500 đồng
Từ tháng 10/2011 - 12/2011, thời gian: 3 tháng -Mức lương: 2.140.000 đồng
                   2.140.000  x 3 tháng = 6.420.000 đồng
Từ tháng 01/2012 - 03/2012: thời gian: 3 tháng -Mức lương: 2.140.000 đồng
                   2.140.000 x 3 tháng = 6.420.000 đồng
Từ tháng 4/2012 - 9/2012: thời gian: 6 tháng -Mức lương 2.140.000 đồng
                   2.140.000 x x 6 tháng = 12.840.000 đồng
Tiền lương bình quân để tính trợ cấp BHXH 1 lần của bạn là: 6.291.600 + 13.000.500 +  6.420.000 +6.420.000 + 12.840.000  /27 tháng = 1.665.633 đồng
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH.
Bạn có thời gian tham gia BHXH từ tháng 7/2010 – 9/2012 là 02 năm 03 tháng.
Mức trợ cấp BHXH 1 lần là: 1.665.633 x 2,5 (năm) x 1,5 = 6.246.124 đồng
Câu hỏi:
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: phuongthuy120789@yahoo.com hỏi về việc cơ quan bạn có 2 trường hợp người lao động, một người nghỉ việc từ tháng 8/2008, một người nghỉ việc tháng 6/2006 đến nay chưa được giải quyết chế độ BHXH và cũng chưa được nhận sổ BHXH cho kế toán trước chưa làm thủ tục cấp sổ BHXH. Bạn hỏi 2 trường hợp trên có được giải quyết chế độ BHXH không? Nếu được bạn phải hướng dẫn 2 trường hợp trên những thủ tục gì? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
  1. Hai trường hợp trên có được giải quyết chế độ BHXH không?
Theo quy định của Luật BHXH nếu 2 người lao động trên đã tham gia đóng BHXH thì được giải quyết các chế độ BHXH khi nghỉ việc.
Để cơ quan BHXH giải quyết chế độ BHXH thì người lao động phải có sổ BHXH, để cơ quan BHXH có căn cứ tính thời gian đóng BHXH, mức đóng BHXH làm cơ sở để giải quyết chế độ BHXH cho người lao động.
  1. Về thủ tục để được cấp sổ BHXH
Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi bạn đang công tác yêu cầu cơ quan BHXH trả lời về 2 trường hợp trên đã được cấp sổ BHXH chưa, nếu chưa được cấp sổ BHXH thì yêu cầu cơ quan BHXH hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ để bạn hướng dẫn 2 trường hợp trên được cấp sổ BHXH để giải quyết chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời.
Sau khi được cấp sổ BHXH bạn hướng dẫn 2 trường hợp trên liên hệ với cơ quan BHXH (quận) huyện nơi 2 trường hợp đó đang sinh sống trên địa bàn (quận) huyện để được hướng dẫn thủ tục hồ sơ thanh toán BHXH theo quy định.

 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ KHÁCH

  • TIN BÀI LIÊN QUAN