1. Bước 1: NLĐ hoặc đơn vị SDLĐ lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi đơn vị SDLĐ đóng BHXH hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH; nhận kết quả giải quyết theo cách thức đã đăng ký.
2. Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu để giải quyết thẩm quyền (đối với BHXH huyện); trường hợp vượt quá thẩm quyền thì chuyển BHXH tỉnh giải quyết.
1. NLĐ lựa chọn nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
- Qua giao dịch điện tử (kèm hồ sơ giấy hoặc không kèm hồ sơ giấy);
- Qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
2. NLĐ lựa chọn nhận kết quả giải quyết bằng một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với nhận trợ cấp một lần).
a) Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB) trong trường hợp NLĐ có yêu cầu điều chỉnh;
b) Bản sao hồ sơ, giấy tờ, văn bản làm căn cứ điều chỉnh, hủy quyết định hưởng hoặc chấm dứt hưởng BHXH.
a) Đối với chế độ TNLĐ, BNN: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b) Đối với lương hưu: Tối đa 12 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
c) Đối với BHXH một lần, trợ cấp một lần đối với người đang hưởng chế độ hàng tháng ra nước ngoài để định cư: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
d) Đối với chế độ tử tuất: Tối đa 08 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB) trong trường hợp người hưởng đề nghị.
Người đã được giải quyết hưởng các chế độ BHXH đề nghị điều chỉnh nội dung không liên quan đến dữ liệu thu, sổ thẻ.
- Luật BHXH số 58/2014/QH13;
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP;
- Nghị định số 134/2015/NĐ-CP;
- Nghị định số 33/2016/NĐ-CP;
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP;
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP;
- Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH;
- Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH;
- Quyết định 838/QĐ-BHXH;
- Quyết định số 595/QĐ-BHXH;
- Quyết định số 166/QĐ-BHXH.