BHXH Đắk Glong: tăng cường tuyên truyền phát triển BHXH tự nguyện đến với người dân, đồng bào dân tộc thiểu số
18/07/2020 11:41 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Với phương châm “mang an sinh đến với người dân, đồng bào dân tộc thiểu số” trong thời gian qua, các cán bộ và viên chức BHXH huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đã không quản ngại khó khăn, phát huy vai trò nòng cốt, xuống những địa bàn thôn, bản vùng sâu vùng xa, tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tham gia BHXH tự nguyện, giúp cho những đối tượng lao động tự do, người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là người dân đồng bào dân tộc thiểu số giảm bớt khó khăn khi hết tuổi lao động, đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sốngkhi về già.
Huyện Đắk Glong là một nghèo có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống bà con gặp nhiều khó khăn là huyện thuần nông nên đời sống của người dân chủ yếu là dựa vào nông nghiệp là chính, trình độ dân trí thấp nên việc người dân biết và tham gia BHXH tự nguyện còn rất hạn chế. Hiểu được những khó khăn vất vả và những trở ngại mà người dân gặp phải trong quá trình thực hiện BHXH tự nguyện, đội ngũ cán bộ viên chức BHXH huyện Đắk Glong đã phối hợp với Ngành Bưu điện huyện, UBND các xã tổ chức các buổi tuyên truyền giúp cho người dân hiểu được tính ưu việt cũng như những lợi ích mà BHXH tự nguyện mang lại.
Cán bộ BHXH huyện trực tiếp tuyên truyền BHXH tự nguyện cho người dân
Bên cạnh việc tuyên truyền bằng những tờ rơi, ấn phẩm ghi đầy đủ thông tin thì bản thân mỗi cán bộ BHXH huyện thường lựa chọn cách lấy những ví dụ gần gũi với cuộc sống của người dân nhất để tuyên truyền, cụ thể như, đối với những người dân lao động tự do thì chỉ cần trích mỗi ngày 05 - 10 nghìn đồng, giảm bớt những cuộc vui chơi, ăn nhậu không cần thiết là có thể tích lũy cho bản thân khi về già. Anh Trần Nho Trung, thôn 10 xã Quảng Khê, huyện Đắk glong cho biết, sau khi nghe cán bộ BHXH tuyên truyền về lợi ích của BHXH tự nguyện anh đã đăng ký liền để tham gia BHXH tự nguyện, anh là người lao động tự do, làm nghề sữa chữa máy cày và các nông cụ máy móc, bây giờ còn sức khỏe, còn làm ra tiền, sau này về già sẽ không làm được nghề này nữa thì có tiền lương từ nguồn đóng BHXH tự nguyện sẽ in tâm hơn rất nhiều, Anh Trung nói. BHXH tự nguyện là một chính sách an sinh xã hội của Đảng và nhà nước nên được người dân rất yên tâm khi tham gia mua bảo hiểm.
Theo số liệu thống kê của BHXH huyện Đắk Glong, với nhiều giải pháp tích cực trong công tác triển khai tuyên truyền BHXH tự nguyện. Tính từ năm 2019, đến nay đơn vị đã tư vấn cho hơn 1.000 lượt người dân về BHXH tự nguyện. Đặc biệt, đơn vị đã tổ chức được 70 đợt tuyên truyền lưu động tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện, qua đó đã vận động được 454 người tham gia đóng BHXH tự nguyện trong đó có tới 25% là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Có thể thấy với nhiều nỗ lực của ngành BHXH nói chung BHXH huyện Đắk Glong nói riêng, số người tham gia đóng BHXH tự nguyện ngày càng cao, đặc biệt là nhận thức về lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện của đồng bào dân tộc thiểu số đã có những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, công tác phát triển BHXH tự nguyện trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vẫn còn rất nhiều khó khăn bởi người dân có mức thu nhập thấp, bấp bênh nên thời gian đóng BHXH tự nguyện trong vòng 20 năm sẽ là thách thức lớn. Chính vì vậy một trong những giải pháp mà BHXH huyện Đắk Glong đã và đang lựa chọn là mở rộng mạng lưới cộng tác viên, đặc biệt là những người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các thôn bon, thường xuyên đến từng nhà, các hộ dân để tuyên truyền, vận động người dân kiên trì thực hiện để có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống cho mỗi người khi hết tuổi lao động khi về già.
Lê Văn Tuấn - GĐ BHXH huyện Đắk Glong
Giải pháp hiệu quả để tăng độ bao phủ BHXH, BHYT ...
Cuộc thi viết về " Viết về BHXH, BHYT"
30 năm BHXH Việt Nam
Nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử ?.