Anh Hùng N’ Trang Lơng ( 1870-1935) và cuộc chiến đấu giải phóng quê hương
22/07/2022 04:04 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
N’ Trang Lơng - Ông là tù trưởng dân tộc M'Nông, thuộc tỉnh Đak Nông, là nhà yêu nước, xuất thân trong một gia đình nông dân, có truyền thống yêu nước, nổi dậy kháng chiến chống Pháp ở Nam Tây Nguyên suốt 25 năm đầu thế kỷ 20.
N’Trang Lơng gốc là người M’nông Biêt. Vợ ông, bà Lal, cũng là người M’nông Biêt. Theo tập tục, ông đến quê bà ở rể, cũng là một làng M’nông Biêt- làng Bu Par, dưới chân núi Đrônlì, có dòng nước Đắk Đưr chảy xuống sông Prêk Tê, cách Pu Sra khoảng hai ngày đường vê phía Tây - Bắc. Ồng sinh vào khoảng năm 1870. Vị thủ lĩnh của phong trào được gọi với nhiều tên gọi khác nhau. Thật ra, Lơng mới là tên của ông, và đây là tên húy của ông, được gọi một cách có quy định theo tập tục của dân tộc. Nhóm M’nông Biêt của ông cũng như các nhóm M’nông khác trên cao nguyên không có tập tục tính phả hệ đơn hệ như các dân tộc khác theo chế độ mẫu hệ hay phụ hệ trên miền sơn nguyên Nam Đông Dương, mà theo tập tục tính phả hệ song hệ, có nghĩa là mỗi con người sinh ra chỉ có tên riêng mà không có tên họ. Vì vậy, từ khi sinh ra cho đến khi đến tuổi trưởng thành, ông chỉ được gọi rằng cái tên riêng mà cha sinh mẹ đẻ đặt cho là Lơng. Đến khi Lơng trưởng thành và đã có vợ thì Lơng luôn luôn được gọi là Lơng - Lal, Lal là tên vợ của Lơng. Đên khi Lơng - Lal có đứa con đầu lòng, một gái đặt tên là Trang thì từ đó, tên Lơng hay tên Lơng - Lal kiêng không gọi đến nửa, và được thay bằng tên gọi là Bơ Trang, có nghĩa là "Cha (của) Trang". Nhưng thống nhất gọi tên là N’ Trang Lơng.
Khởi nghĩa N’Trang Lơng là cuộc khởi nghĩa có phạm vi rộng nhất và mức độ quyết liệt nhất trên địa bàn Tây Nguyên kể từ khi thực dân Pháp xâm chiếm đến thời điểm đó. Tuy thất bại nhưng khởi nghĩa có ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhât đất nước của Nhân dân ta.
Phong trào khởi nghía NTrang Lơng đóng vai trò là ngọn cờ đầu chống Pháp tiêu biểu cho truyền thống bất khuất chống xâm lược của các dân tộc miền Sơn Nguyên Nam Đông Dương.
Phong trào khởi nghĩa N'Trang Lơng, đã thể hiện rõ tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng của N’Trang Lơng và nghĩa quân. Trong suốt gần 25 năm đấu tranh, bất kể hoàn cảnh chiến đấu khó khăn, nguy hiểm như thế nào, N'Trang Lơng và nghĩa quân luôn nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí sắt đá không sợ hy sinh gian khổ, không đầu hàng thỏa hiệp, dù lực lượng của kẻ thù hùng hậu đến mức nào. Tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng của N'Trang Lơng là nhân tố hàng đầu đã làm nên các chiến công oanh liệt của phong trào chống Pháp; xứng đáng là ngọn cờ chống Pháp tiêu biểu của dân tộc ông cũng như của các dân tộc khác trên miền Sơn Nguyên Nam Đông Đương.
Phong trào khởi nghĩa N'Trang Lơng thể hiện tinh thần đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa hai nước Việt Nam và Campuchia trong thời kỳ lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho quê hương. Cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng đã xây dựng được một mặt trận đoàn kết chiến đấu chung giữa cộng đồng người M’nông và người Stiêng; lôi cuốn cả một bộ phận người Mạ ở trung lưu sông Đồng Nai và một bộ phận người Campuchia. Đôi diện với quân xâm lược nhà nghề, nắm trong tay nhiều vũ khí hiện đại, nhưng N’Trang Lơng và nghĩa quân của mình vẫn bám chắc vào rừng núi, tìm mọi cách xây dựng và phát triến lực lượng trong suốt 1/4 thế kỷ. Mặc dù bị thất bại, song phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng đã góp phần ngăn chặn bước chân xâm lược, bình định của thực dân Pháp ở Sơn Nguyên Nam Đông Dương; cỗ vũ mạnh mẽ nhân dân các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên đứng lên chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc. Đây là một trong những phong trào khởi nghĩa có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ đối với Đắk Nông, với Việt Nam, mà còn mang tầm quốc tế. Sự nghiệp tên tuối N’Trang Long và phong trào khởi nghĩa do ông lãnh đạo mãi mãi sống cùng non sông đất nước.
Năm học 2009-2010 (sau 5 năm trường Phổ thông DTNT tỉnh Đắk Nông được thành lập), nhà trường được UBND tỉnh Đắk Nông quyết định đổi tên trường là Trường THPT DTNT N'Trang Lơng, tỉnh Đắk Nông. Cũng tại đây, nhân Kỷ niệm 10 năm thành lập trường, nhà trường khởi công xây dựng và khánh thành tượng đài N'Trang Lơng đặt tại hoa viên của trường để giáo dục về tinh thần yêu nước, lòng yêu mến, tự hào về người anh hùng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Năm 2012, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức trọng thể kỷ niệm 100 năm khởi nghĩa N'Trang Lơng với nhiều hoạt động phong phú như xuất bản ấn phẩm lịch sử “Phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng (1912-1935)” về cuộc đấu tranh chống thực dân pháp của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’Nông nói riêng dưới sự lãnh đạo của người anh hùng N’Trang Lơng. Ấn phẩm lịch sử có độ dày hơn 200 trang và xúc tiến xây dựng Tượng đài Anh hùng N'Trang Lơng tại thành phố Gia Nghĩa.
Tượng đài N’ Trang Lơng tại thành phố Gia Nghĩa
Cho đến nay, sau 110 năm kê từ khi phong trào NTrang Lơng khởi phát, nhưng thời gian không hề làm giảm ý nghĩa thực tiễn của cuộc đấu tranh đó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của phong trào N’Trang Lơng đã được đồng bào M'nông cùng như đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên phát huy mạnh mẽ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Từ sau 1975, ngọn lửa chiến đấu của truyền thống N’Trang Lơng vẫn không ngừng rực cháy trong sự nghiệp xây dựng đất nước và trong công cuộc đấu tranh chống tập đoàn tội phạm PƯLRO - tay sai của nước ngoài, bảo vệ an ninh trên quê hương các dân tộc, đồng thời góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên của đất nước.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông tiếp tục phát huy tinh thần và khí thế N’Trang Lơng, đấy mạnh hơn nửa phong trào thi đua yêu nước, tập trung phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vững chắc, xây dựng quê hương Đắk Nông ngày càng giàu đẹp.
Quỳnh Giao
Giải pháp hiệu quả để tăng độ bao phủ BHXH, BHYT ...
Cuộc thi viết về " Viết về BHXH, BHYT"
30 năm BHXH Việt Nam
Nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử ?.