TỪ NHẬN THỨC ĐẾN TRÁCH NHIỆM
19/07/2024 02:38 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Hoạt động kinh doanh, học tập, lao động, sản xuất, nghiên cứu, thực thi nhiệm vụ v.v...diễn ra thường ngày là để đảm bảo sự tồn tại của xã hội, những hoạt động này ngày càng tiến triển theo xu hướng chung, góp phần tạo động lực đất nước hội nhập và phát triển theo tình thần đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, xây dựng đất nước phồn vinh, xã hội văn minh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Vì vậy sự nhận biết là phạm trù hết sức quan trọng để thực hiện nội dung và mục tiêu đối với các hoạt động trên đạt được kết quả đúng hướng theo Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, do đó đòi hỏi mỗi người chúng ta phải hiểu và nhận biết về nhiệm vụ, công việc được giao để thực hiện hiện, đây là vấn đề mấu chốt hết sức quan trọng mang ý nghĩa quyết định cho sự thành công. Sự hiểu biết là nhận thức, là khả năng của con người cảm nhận và hiểu kiến thức về thế giới sống, điều này liên quan đến khả năng tiếp nhận thông tin từ các giác quan của con người xử lý các thông tin trong bộ não, tạo ra ý thức và hiểu biết về thế giới. Nên nhận thức là sự cảm nhận qua các giác quan của con người, gồm nhận thức cảm giác, nhận thức tri giác, nhận thức tư duy và nhận thức xã hội, nhận thức không chỉ bao gồm việc nhận thức hiện tại mà còn bao gồm cả khả năng nhớ lại thông tin đã trải qua và khả năng dự đoán và suy luận về tương lai, nên nhận thức đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm việc, học tập, lao động, thực thi nhiệm vụ…vv mục đích là để tương tác xã hội trong môi trường xã hội sống động, môi trường trong nền hành chính quốc gia và cuối cùng đề ra quyết sách hay quyết định các vấn đề một cách đúng nhất.
Ảnh minh họa: Hoạt động sản xuất tại Nhà máy Alumin Nhân cơ (Nguồn Internet)
Trong nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành các hoạt động của nền hành chính là hệ thống các yếu tố hợp thành về tổ chức bao gồm bộ máy, con người, nguồn lực công và cơ chế hoạt động để thực thi quyền hành pháp của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo bằng Nghị quyết để đề ra chủ trương, pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ ràng buộc trong hoạt động của nền hành chính. Khi thực thi nhiệm vụ được giao, mỗi chúng ta trước hết phải nắm bắt và hiểu biết Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì mới nhận thức được nội dung, mục đích, yêu cầu của Nghị quyết, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước đề ra để thực hiện. Một khi đã nhận thức rõ Nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bộ máy hành chính Nhà nước sẽ tự tin tổ chức triển khai và hoàn thành nhiệm vụ đúng mục đích, yêu cầu theo Nghị quyết, chủ trương của Đảng và quy định pháp luật của Nhà nước. Nếu nhận thức các vấn đề chưa rõ, không nắm được nội dung, hoặc cố ý không hiểu mục đích, yêu cầu, nội dung chỉ đạo, lãnh đạo theo Nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà tổ chức thực hiện theo ý chí chủ quan của cá nhân thì hậu quả khó lường, sau khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ đó sẽ dẫn đến là sai lệch ý chí, Nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân.
Mỗi người chúng ta trong cuộc sống cũng như thực hiện một công việc, nhiệm vụ được giao thì trách nhiệm cá nhân luôn phải song hành cùng nhiệm vụ đó, kết quả thực hiện công việc hay nhiệm vụ tốt hay không tốt đều xuất phát từ tinh thần trách nhiệm cao hay thấp. Trong mỗi gia đình mỗi thành viên đều có trách nhiệm, người chồng làm tròn trách nhiệm gánh vác, trụ cột; người vợ có trách nhiệm lo toan cùng chồng xây dựng hạnh phức gia đình; các con có trách nhiệm học tập, giúp đỡ cha mẹ làm công việc nhà khi nhàn rỗi. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động việc chấp hành Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trước hết phải có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đúng quy định. Như vậy mỗi người phải có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội và đặt biệt là đối với vị trí, nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích về tinh thần trách nhiệm và không có tinh thần trách nhiệm như sau: “Tinh thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy là không có tinh thần trách nhiệm”(1). Do đó trách nhiệm là công việc hay nghĩa vụ của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành, trách nhiệm cũng là nghĩa vụ của bản thân đối với bất kỳ một công việc nào đó, một nhiệm vụ nào đó, một điều quan trọng là trách nhiệm được xem như là động lực để hoàn thiện và phát triển bản thân đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao. Đối với cá nhân trách nhiệm là tính tự giác của bản thân, người sống có trách nhiệm trong xã hội luôn được mọi người coi trọng. Trách nhiệm xuất phát từ chính trong bản thân mỗi người chúng ta, một khi đã xác định trách nhiệm của bản thân gắn với nhiệm vụ cần thực hiện đều xuất phát từ chính nhận thức về nội dung, mục đích, yêu cầu của nhiệm vụ, công việc phải thực hiện mà trách nhiệm của bản thân đối với công việc, nhiệm vụ đó sẽ cao hay thấp. Như vậy mối quan hệ từ nhận thức đến trách nhiệm là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau hình thành ở mỗi người chúng ta trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh, học tập, nghiên cứu và thực thi công vụ vv...đã được Đảng và Nhà nước giao. Nếu chúng ta nhận thức rõ, hiểu vấn đề, nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung nhiệm vụ, công việc thì trách nhiệm sẽ được hình thành nên từ nhận thức đó. Một khi chúng ta đã nhận thức rõ, hiểu đúng Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thì lúc đó trách nhiệm đối với công việc, nhiệm vụ được giao sẽ cao và nếu không nhận thức rõ, không hiểu nội dung, vấn đề thì không đề cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, thậm chí còn làm sai, ách tắt công việc, nhiệm vụ được giao.
Ảnh: Tiếp công dân tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả TTHC, BHXH tỉnh
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta, để tổ chức triển khai tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Đảng và Nhà nước rất quan tâm ban hành Nghị quyết, chủ trương, hệ thống pháp luật để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chỉ thị số số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; Luật Bảo hiểm y tế; Luật Bảo hiểm xã hội và nhiều văn bản pháp luật chỉ đạo hướng dẫn thực hiện. Sự tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Và Nhà nước đối với chính sách Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đây là sự khẳng định chính sách bảo hiểm xã hội và chính sách bảo hiểm y tế rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp với tiến trình hội nhập và đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, hợp lòng dân và được nhân dân ủng hộ.
Để thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Nhà nước đã xây dựng một cơ chế tài chính trên cơ sở Nghị quyết của Đảng, Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế, bằng các quy định pháp luật Nhà nước xây dựng một nguồn tài chính đủ, lớn độc lập với ngân sách nhà nước, đây là một nguồn tài chính công được gọi là Quỹ bảo hiểm xã hội và Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ điều hành. Việc hình thành Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế không mang mục đích kinh doanh vì lợi nhuận, chỉ dùng để chi các chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đầu tư tăng trưởng Quỹ khi quỹ có kết dư, nhàn rỗi. Luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quy định cụ thể Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế là Quỹ Bảo hiểm bắt buộc được hình thành từ người sử dụng lao động (chủ sử dụng lao động), người lao động, ngân sách nhà nước, các nguồn tài chính hợp pháp khác. Như vậy Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế đã được pháp luật quy định người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm bắt buộc đóng vào Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế hàng tháng theo định kỳ. Xét trên góc độ nhận thức và trách nhiệm đa số các chủ đơn vị sử dụng lao động có đăng ký tham gia bảo hiểm xã, bảo hiểm y tế cho người lao động, thể hiện sự nhận thức và trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về đóng tiền kịp thời, đầy đủ vào Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế cho người lao động. Nhưng trên thực tế qua theo dõi của cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận thấy còn nhiều chủ sử dụng lao động cố tình trốn đóng hoặc không đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, làm ảnh hưởng đến nguồn Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế là vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Vấn đề này phải chăng các chủ sử dụng lao động chưa nhận thức rõ được các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để có trách nhiệm tham gia và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, kịp thời cho người lao động.
Ảnh: Người dân đi KCB BHYT
Quỹ bảo hiểm y tế được dùng cho việc chi trả chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, được Nhà nước bảo hộ, bảo tồn và đầu tư tăng trưởng quỹ khi có kết dư, nhàn rỗi theo quy định của pháp luật. Hàng năm cơ quan bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám chữa bệnh với cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được Nhà nước giao Quỹ bảo hiểm y tế để chủ động khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, theo đó các cơ sở khám chữa bệnh được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán các chi phí thuốc, vật tư y tế, thủ thuật, phẫu thuật, dịch vụ cận lâm sàng, tiền ngày giường..vv theo quy định của Bộ Y tế. Để thực hiện thanh toán các loại chi phí khám chữa bệnh cho người dân, bắt buộc các cơ sở khám chữa bệnh phải tuyệt đối thực hiện đúng quy định của pháp luật về phát sinh chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thanh toán trước khi đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán các khoản chi phí khám, chữa bệnh cho người dân. Do đó việc nắm bắt, hiểu và nhận thức rõ về các quy định của pháp luật về các khoản được thanh toán trong chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là hết sức cần thiết và quan trọng để có trách nhiệm thực hiện chỉ định đúng pháp đồ điều trị bệnh, sử dụng dự toán chi phí khám chữa bệnh được Nhà nước giao đúng quy định, tránh trường hợp chỉ định dùng thuốc, vật tư y tế, chỉ định bệnh nhân nội trú, thủ thuật, phẩu thuật, chỉ định cận lâm sàng, pháp đồ điều trị vv… quá mức cần thiết làm tăng chi phí khám chữa bệnh một cách đột biến, sử dụng vượt mức dự toán được giao bất hợp lý làm ảnh hưởng, gây nên thất thoát, lãng phí Quỹ bảo hiểm y tế.
Mỗi việc làm, mỗi nhiệm vụ muốn thực hiện theo đúng Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước thiết nghĩ mỗi người chúng ta khi thực thi nhiệm vụ, trước hết là người đứng đầu phải hiểu và nêu cao nhận thức sâu sắc Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước thì từ nhận thức cao sẽ hình thành nên trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao. Có như vậy mới đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ đã được Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày càng vững mạnh; Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.6, tr.345.
Hồ Tấn Lộc
Tháng 7/2024
Chi tiết >>