BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN VỪA LÀ TÀI SẢN; VỪA LÀ MÓN QUÀ TINH THẦN KHI VỀ GIÀ
08/10/2024 04:18 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở đầu Bản Tuyên ngôn độc lập có đoạn "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc", như vậy tất cả mọi người sinh ra được tạo hóa ban tặng cho sự sống và quyền được sống, đây là một diễm phúc lớn lao mà mỗi người được nhận. Sự tồn tại của con người đồng hành cùng thiên nhiên trong mối quan hệ đặc biệt, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là một sự kết nối không thể tách rời, là mối giao thoa hài hòa kết hợp giữa sức lao động sáng tạo của con người tác động vào thiên nhiên để đem lại những giá trị vật chất phục vụ sự sống cho nhân loại. Trong cuộc sống xã hội luôn có quá trình tiếp nối giữa các thế hệ; trong dòng họ; trong gia đình; lứa tuổi được duy trì theo quy luật sinh; lão; bệnh; tử là quy luật tất yếu của cuộc đời con người sống trên thế gian. Mỗi người đều phải đi từ sinh tới tử, có sinh ra thì sẽ có tử, không ai có thể thay đổi được vận mệnh đó, trong cuộc sống thường ngày mỗi người đều phải đối diện với những ốm đau, bệnh tật là một trong những nguyên nhân làm mất đi sự sống. Quy luật sinh, lão, bệnh, tử đã tồn tại vĩnh cửu trên thế gian, tất cả mọi người tự suy ngẫm về quy luật này sẽ nhận thấy quy luật đã mang lại nhiều ý nghĩa cho cuộc sống, nên mỗi người đã được sinh ra phải biết trân trọng sự sống và quyền được sống cuộc đời của mình, đây là sự may mắn mà tạo hóa đã ưu ái giành tặng cho con người. Con người được sinh ra lớn lên và trưởng thành nên luôn có sự thay đổi vật chất và thể chất của mình theo thời gian, khi bị đau ốm, bệnh tật mới nhận thức được sự quý giá của sự sống trên đời này nên ai cũng tìm thầy thuốc chữa trị, tìm mọi cách để chữa bệnh làm sao đó để được sống lâu hơn, kéo dài hơn tuổi thọ cho mình. Sinh, lão, bệnh, tử là quá trình con người trải qua từ khi sinh ra cho đến khi mất đi, bao gồm bốn giai đoạn: sinh ra, trưởng thành; tuổi già; các vấn đề sức khỏe; rồi mất đi. Nó mang ý nghĩa tổng quát về sự sống và cái chết trong một đời làm người, quy luật ấy diễn ra từng ngày mà con người hiển nhiên phải chấp nhận. Theo phong thủy trong bốn giai đoạn của cuộc đời mỗi người thường quan niệm và mong ước được ở hai giai đoạn đầu là sinh và lão và hoàn toàn không mong muốn ở hai giai đoạn bệnh và tử đến với mình. Nhưng đã là quy luật thì không một ai có thể đứng ngoài quy luật ấy, dù cho người đó có địa vị xã hội, người đó giàu sang hay nghèo hèn thì cuối cùng cũng phải tuân theo quy luật, đều bị chi phối và điều chỉnh bởi sinh, lão, bệnh, tử như nhau. Cho nên ở mỗi người vẫn mong ước làm sao đó bằng nhiều cách tùy theo tâm niệm như: tu tâm, tích đức; làm việc thiện; theo một đạo nào đó; rèn luyện sức khỏe; ăn uống, sinh hoạt hợp lý ...vv để được sống ở giai đoạn lão kéo dài càng lâu càng tốt, nghĩa là con người muốn được sống lâu hơn sẽ được hưởng diễm phúc nhiều hơn.
Mỗi người muốn tồn tại sự sống, điều kiện trước tiên là phải có cái ăn, cái uống để duy trì sự sống, khi còn trẻ tuổi thì được sự nuôi dưỡng của cha mẹ; người thân hoặc xã hội tùy theo điều kiện sinh thời của mỗi người, khi đến giai đoạn trưởng thành thì phải tìm việc làm, lao động để có thu nhập trang trải cho cuộc sống. Bên cạnh sự tồn tại cuộc sống thì các yếu tố về học tập; văn hóa, tinh thần; vui chơi; giải trí cũng được đảm bảo tùy theo khả năng thu nhập về kinh tế của mỗi người và thời gian cứ trôi dần với bao lo toan cơm áo; gạo; tiền; đau ốm; bệnh tật và những biến cố của cuộc đời. Rồi một ngày nào đó bản thân tự cảm thấy sức khỏe không còn đảm bảo cho khả năng lao động kiếm thu nhập trang trải cho cuộc sống thì tuổi đã xế chiều, nhưng bản thân muốn duy trì cuộc sống vẫn đòi hỏi phải có thu nhập để tồn tại. Nếu như khi còn trẻ công việc làm ăn không thuận lợi, không có nguồn tài chính đủ lớn để phòng thân khi về già, con cái làm ăn kinh tế gặp khó khăn, không thể cưu mang được bản thân mình thì thật là khổ. Nhưng sự sống là diễm phúc mà con người đã được tạo hóa ban tặng để tận hưởng nên không ai có thể chối bỏ, vậy phải làm sao để sống? để tận hưởng những diễm phúc mà đời đã ban tặng cho con người, điều tất yếu là phải có nguồn thu nhập tài chính ổn định để lo cho cuộc sống của mình. Nếu sống mà không có thu nhập, không có nguồn tài chính để đảm bảo cuộc sống thì diễm phúc được sống cũng không sung sướng gì vì đã già yếu rồi không còn sức lao động, cũng không ai tuyển việc làm hoặc thuê mướn để kiếm thu nhập. Thực tế trong xã hội cũng có cũng có gia đình gặp may mắn, kinh doanh làm ăn gặp thời, thuận lợi kinh tế khá giả con cái hiếu thảo nên cuộc sống về già được con cái phụng dưỡng không phải lo toan khi tuổi đã xế chiều, xong số người có được hạnh phúc như vậy chỉ là con số ít hơn nhiều so với người lao động bình thường. Mỗi người thường có tâm lý khi còn trẻ lao động, kiếm thu nhập lo toan cho con cái trưởng thành, học tập, yên bề gia thất là tròn bổn phận làm cha làm mẹ rồi, còn khi về già tâm lý các cụ thường ít muốn phụ thuộc vào con cái hoặc sự cưu mang của ai đó. Xã hội có nhiều tầng lớp dân cư, cùng một mục tiêu hướng đến xây dựng một xã hội bình đẳng, người giàu cũng như người nghèo ai ai đều có cơm ăn áo mặc như Bác Hồ đã hằng mong ước. Hơn nữa đối với người cao tuổi thì sự quan tâm của xã hội là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, làm sao cho họ luôn khỏe mạnh, không phải lo toan, bươn chải cuộc sống khi sức lao động đã cạn kiệt, từ trách nhiệm đối với xã hội, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương, chính sách để những người già khi không còn sức lao động vẫn có một cuộc sống an vui có thu nhập ổn định, lâu dài tự trang trải cuộc sống mà không cần nhờ đến con cháu, người thân hoặc xã hội để họ yên tâm sống vui, sống khỏe với sự mong muốn của bản thân là người già được sống lâu hơn, từ mục tiêu đó Đảng Và Nhà nước đã đề ra chính sách Bảo hiểm xã hội.
Chính sách bảo hiểm xã hội là một chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước đề ra, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vai trò trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện hoạt động vì mục tiêu an sinh xã hội, không vì mục đích kinh doanh vì lợi nhuận, nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều được thụ hưởng các quyền lợi an sinh. Hiện nay, chính sách bảo hiểm xã hội được thực hiện với hai loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc và đặc biệt là loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện để thực hiện hai chế độ hưu trí và tử tuất cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Hiện nay tính đến thời điểm 30/09/2024 tại Việt Nam đang có 19,026 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội. Đặc biệt số người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 1,993 triệu người, tăng 39,35% so với cùng kỳ năm 2023. Với số liệu này chứng tỏ rằng chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra vì mục tiêu an sinh xã hội cho người dân, đã được người dân sẵn sàng đón nhận một cách tích cực và ngày càng nhiều người tham gia, niềm tin của người dân đối với chính sách bảo hiểm xã hội ngày càng lớn. Đặc biệt đã có gần 2 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, cho thấy những người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là họ đã tự nguyện, sẵn sàng chuẩn bị cho mình một khoản thu nhập ổn định (lương hưu) khi về già, bằng cách hàng tháng tự trích một phần tiền từ thu nhập của mình đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội để tự trang trãi, lo cho cuộc sống của mình khi hết tuổi lao động, già yếu. Một điều chắc chắn rằng những người đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi không còn khả năng lao động, không phải lo làm việc kiếm thu nhập để sống vì đã có nguồn thu nhập ổn định từ lương hưu mà khi còn tuổi lao động họ đã tự nguyện đóng góp một khoản tài chính của mình vào quỹ bảo hiểm xã hội. Khoản lương hưu sẽ được Nhà nước đảm bảo an toàn về mặt tài chính và được chi trả kịp thời hàng tháng, được điều chỉnh theo thời gian khi có biến động về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giá cả thị trường, thực tế hiện tại đang có rất nhiều người đã tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hết tuổi lao động, già yếu đang được Nhà nước chi trả lương hưu hàng tháng. Ngoài khoản lương hưu được nhận hàng tháng, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi về hưu được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí hàng năm để đi khám chữa bệnh khi bị ốm đau, bệnh tật. Thời gian tới đây, số lượng người được hưởng lương hưu khi đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngày càng nhiều vì họ nhận thấy chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của Đảng và Nhà nước rất ưu việt và nhân văn đã mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống người già. Mỗi người chúng ta trong cuộc đời sẽ không tránh khỏi những biến cố của cuộc sống ngoài ý muốn như: gặp thên tai; hoạn nạn; đau ốm; lang thang, cơ nhỡ hoặc những khó khăn bất chợt ở đâu đưa đến cho bản thân đó cũng là lẽ thường tình. Truyền thống và đạo lý ngàn đời của dân tộc với những việc làm hướng thiện “lá lành đùm lá rách” hoặc “bầu ơi thương lấy bí cùng...” hay “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” ..vv để giúp người qua cơn hoạn nạn, vì mục tiêu cao cả là người với người sống để thương nhau, không để ai bị bỏ lại phía sau. Những cử chỉ và hành động cho đi luôn được xã hội tôn vinh, được xem như là những món quà mang ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần rất đổi cao cả của người cho đi đối với người được nhận. Bắt nguồn từ đạo lý của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chính sách bảo hiểm xã hội và đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, xét về góc độ nhân văn, đây cũng là một món quà tinh thần rất lớn mà Đảng và Nhà nước đã quan tâm giành cho mọi người dân và mong muốn tất cả mọi người dân đều được hưởng lương hưu khi già yếu, không còn khả năng lao động để kiếm sống.
Ảnh: Người dân được tư vấn, tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện
Mỗi người chúng ta khi còn trẻ tuỳ theo khả năng lao động và thu nhập, ngoài việc lo chi phí cho cuộc sống, thường có suy nghĩ là phải làm sao có tích lũy bằng nhiều hình thức như: gửi tiền Ngân hàng; đầu tư tài chính; tích lũy bằng vàng; mua sắm tài sản khác ...vv. Xét trên góc độ tài chính về tích lũy thì việc người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng là một hình thức tích lũy tài chính để lo cho tương lai. Các hình thức tích lũy đều mang giá trị vật chất đều thể hiện dưới dạng là tài sản, như vậy việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì số tiền đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội được coi như là một tài sản đặc biệt của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trên thực tế các loại tài sản khác qua thời gian sẽ có khả năng mất đi do nhiều lý do và mục đích sử dụng tài sản đó của người sở hữu nó. Nhưng đối với tài sản là khoản tài chính đã góp đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện thì không mất đi trong quá trình hình thành, chỉ đến khi người sở hữu tài sản này về hưu thì sẽ được sử dụng (lương hưu). Cái khác ở đây đối với các tài sản khác là bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật, không được trao đổi mua, bán nên nó mang tính chất đặc biệt hơn các tài sản khác là không thể mất đi còn các tài sản khác có thể mất đi khi người sở hữu nó đem ra trao đổi mua bán. Điều này chứng tỏ rằng một người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chắc chắc sẽ được hưởng lương hưu khi về già, trừ trường hợp người đó tham gia nửa chừng rồi tự rời khỏi hệ thống Bảo hiểm xã hội, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nữa.
Ảnh: Người dân nhận lương hưu qua ATM hoặc nhận trực tiếp
Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện tại đang mang lại sự yên tâm và đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhiều người già, hết tuổi lao động. Sự chia sẽ trách nhiệm của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện do Đảng và Nhà nước đề ra dựa trên nguyên tắc và phương châm là toàn thể người dân cùng chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm cùng với Đảng và Nhà nước thực hiện thành công chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, tiến tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước. Cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận để được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện một cách nhanh chóng qua các kênh thông tin như: Trang website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; trang website của Bảo hiểm xã hội 63 tỉnh thành phố; Tạp chí Bảo hiểm xã hội; các kênh truyền thông của các Báo, Đài trung ương và địa phương; Phòng truyền thông thuộc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố. Người dân sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhanh chóng và thuận lợi, hãy đến cơ quan bảo hiểm xã hội các huyện và tỉnh tại 63 tỉnh thành phố hoặc các Tổ dịch vụ thu trên địa bàn các tỉnh, thành phố để được hướng dẫn tư vấn tham gia. Như vậy mỗi người dân nên nhận thấy rằng: Bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa là tài sản của bản thân người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và vừa là món quà tinh thần được Đảng và Nhà nước trao tặng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi về già./.
Hồ Tấn Lộc
Tháng 10/2024
Chi tiết >>