Đồng chí Lê Hồng Phong (6/9/1902-6/9/2022) tấm gương sáng về đạo đức cách mạng

01/09/2022 04:58 PM


Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nông dân. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống yêu nước, với nhiều sĩ phu nổi tiếng, tận mắt chứng kiến cảnh đất nước lầm than, nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, Lê Hồng Phong đã sớm nuôi trong mình tư tưởng yêu nước và ý chí làm cách mạng.

Ngày 22/6/1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn. Biết Đồng chí là cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, bọn mật thám Pháp dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ hòng khai thác các cơ sở cách mạng, nhưng chúng vẫn không lay chuyển được ý chí kiên cường của Đồng chí. Không tìm ra chứng cứ pháp lý để buộc tội đồng chí Lê Hồng Phong, ngày 30/6/1939, Tòa tiểu hình Sài Gòn đã kết án Đồng chí 6 tháng tù giam và 3 năm quản thúc ở Nghệ An. Mặc dù bị quản thúc gắt gao, theo dõi chặt chẽ, Đồng chí vẫn không nản chí thường xuyên bí mật liên hệ với tổ chức, với Đảng và dành thời gian viết bài, bí mật gửi cho các tờ báo của Đảng như tờ Dân Chúng, Đông Phương tạp chí... thể hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường của người cách mạng kiên trung.

Tuy đã theo dõi chặt chẽ những hoạt động của Lê Hồng Phong hòng âm mưu tách Đồng chí ra khỏi tổ chức, cắt đứt mối liên lạc với phong trào cách mạng, với Trung ương Đảng, song chính quyền thực dân vẫn lo ngại về sự tự do của người cộng sản Lê Hồng Phong, vì vậy, khi chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, tháng 01/1940, mật thám Nam Kỳ ra Nghệ An bắt đồng chí Lê Hồng Phong lần thứ hai và áp giải vào giam giữ tại Khám lớn Sài Gòn. Trong thời gian gần 01 năm giam giữ, tra tấn, hành hạ thực dân Pháp vẫn không tìm được lý do để kết tội tử hình đối với Đồng chí. Biết đồng chí Lê Hồng Phong và đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai là vợ chồng, có con nhỏ (Hồng Minh) được mấy tháng tuổi, chúng đã để hai người gặp nhau, hòng lung lạc tinh thần qua đó có cớ khép tội Đồng chí dính líu tới “âm mưu lật đồ chính phủ Nam Kỳ”, nhưng chúng đã thất bại. Mặc dù vậy, thực dân Pháp vẫn buộc tội Đồng chí phải “chịu trách nhiệm tinh thần” cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, kết án 5 năm tù giam và 10 năm quản thúc. Cuối năm 1940, đồng chí Lê Hồng Phong bị đày ra Côn Đảo.

Hình ảnh đồng chí Lê Hồng Phong

Trong những ngày bị biệt giam trong hầm đá hoặc trong Banh II (nơi giam giữ tù cộng sản), kẻ thù luôn tìm cách hành hạ, tra tấn, đánh đập dã man đồng chí Lê Hồng Phong, hòng làm nhụt tinh thần, ý chí của người lãnh đạo cộng sản. Đây là quãng thời gian Đồng chí trực tiếp đối mặt với mọi âm mưu, thủ đoạn dã man và thâm độc nhất của kẻ thù. Những kinh nghiệm và lý luận trước đây đã giúp Đồng chí hiểu thêm tính chất khốc liệt của cuộc đấu tranh giai cấp; không chỉ là thử thách mà còn là đòi hỏi của cuộc đấu tranh để giữ vững phẩm chất, khí tiết của người cộng sản trong thực tế hoàn cảnh tù đầy vô cùng khắc nghiệt. Có lần Đồng chí vừa bưng bát cơm lên ăn thì bọn cai ngục xông vào đánh túi bụi, bát cơm của Đồng chí bị nhuộm đỏ do máu chảy từ đầu, từ mặt rớt vào, nhưng Đồng chí vẫn thản nhiên, tiếp tục ngồi ăn “bát cơm chan máu”, với quyết tâm phải sống để “còn sống còn chiến đấu”. Những trận đòn thù tàn ác, dã man, liên tục đó làm đồng chí Lê Hồng Phong dần dần kiệt sức. Đồng chí đã vĩnh biệt anh em, đồng chí của mình vào trưa ngày 6/9/1942. Trước lúc đi xa, đồng chí Lê Hồng Phong còn căn dặn: "Nhờ các đng chí nói với Đảng rằng, tới gi phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vn một lòng tin thắng lợi vẻ vang của cách mạng".

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Lê Hồng Phong diễn ra vào dịp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết về xây dựng Đảng, như: Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII và Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thng chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sng, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa. Đây là dịp để chúng ta thành kính và tri ân công lao, đóng góp to lớn của đồng chí Lê Hồng Phong đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân; qua đó củng cố và bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Quỳnh Giao

  • TIN BÀI LIÊN QUAN