Câu hỏi đợt 2

06/11/2015 10:05 AM


Câu hỏi :Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: buithitrang021092120789@gmail.com hỏi về việc bạn sắp nghỉ sinh thì có phải làm thủ tục BHXH gì không? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Trả lời :Theo quy định của Luật BHXH trường hợp bạn trước khi nghỉ sinh không phải làm thủ tục gì với cơ quan BHXH. Sau khi sinh con bạn nộp giấy giấy sinh bản sao hoặc giấy khai sinh bản sao cho đơn vị nơi bạn đang công tác để đơn vị làm thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.
Vậy, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời để bạn hỏi được biết./.
Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: nguyetha8193@gmail.com hỏi về việc bạn có thời gian đóng BHXH 10 tháng đã nghỉ việc được 1 năm nhưng công ty nơi bạn làm việc không cấp quyết định nghỉ việc, như vậy có được hưởng trợ cấp BHXH một lần như thế nào? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Trả lời :
Căn cứ theo Khoản 1 và điểm e Khoản 2 Điều 20 quy định về hồ sơ giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/5/2010 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH như sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội;
2. Giấy tờ cho từng trường hợp như sau:
a. Quyết định nghỉ việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc Quyết định thôi việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết hạn (bản chính hoặc bản sao) đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội;
b. Quyết định phục viên, xuất ngũ (bản chính hoặc bản sao) đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội;
c. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội;
d. Bản dịch Tiếng Việt được công chứng của bản sao Bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc Thẻ thường trú hoặc Giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp đối với người ra nước ngoài để định cư quy định tại điểm d khoản 1 Điều 55 và khoản 3 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội;
e. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (mẫu số 14-HSB) đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội và người đang tham gia bảo hiểm tự nguyện (kể cả bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội).
Theo quy định trên trường hợp của bạn nếu bạn muốn hưởng trợ cấp BHXH một lần thì hồ sơ gồm:
1 – Sổ BHXH
2 - Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (mẫu số 14-HSB) đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội và người đang tham gia bảo hiểm tự nguyện (kể cả bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội).
Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: thuongdakmi4@gmail.com hỏi về việc cơ quan bạn có 1 trường hợp nghỉ việc điều trị dài ngày do suy tủy từ tháng 9/2013 cho đến nay. Cứ mỗi đợt điều trị từ 10 đến 20 ngày lại xuất viện về điều trị tại nhà (uống thuốc theo đơn), khi xuất viện thủ tục xin điều trị ngoại trú theo mẫu (C65a) thì rất khó khăn nên không xin được, trong bảng tóm tắt bệnh án thì không thể hiện thời gian nghỉ để điều trị ngoại trú, hiện nay vẫn đang điều trị và chưa biết khi nào sẽ quay lại làm việc. Vậy chế độ sẽ giải quyết như thề nào đối với trường hợp điều trị ngắt quãng? Có văn bản nào quy định về thời gian hưởng ốm đau với người mắc bệnh cần điều trị dài ngày không?
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
  1. Văn bản quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau với người mắc bệnh cần điều trị dài ngày:
Căn cứ tại khoản 2, Điều 23; khoản 1, khoản 2, Điều 25, Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 quy định:
Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
+ Tối đa không quá 180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần;
+ Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ với mức thấp hơn
          Như vậy, trường hợp ở cơ quan bạn nếu nghỉ ốm do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì thời gian nghỉ tối đa là 180 ngày trong một năm, nếu nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì hưởng ở mức thấp hơn.
Mức hưởng chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
  1. Chế độ ốm đau sẽ giải quyết như thế nào với trường hợp thời gian bị ngắt quãng?
Căn cứ tại Quyết định số 777/QĐ-BHXH ban hành về quy trình hồ sơ và Công văn 481/BHXH-CSXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định tại khoản 2, điều 8, mục 1 về hồ sơ giải quyết hưởng chế độ đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, gồm:
+ Sổ BHXH
          + Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) thể hiện điều trị bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh. Đối với trường hợp có thời gian không điều trị nội trú là Phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc Biên bản hội chẩn (bản sao) của bệnh viện thể hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian phải nghỉ việc để điều trị (trường hợp Phiếu hội chẩn hoặc Biên bản hội chẩn không thể hiện thời gian nghỉ việc để điều trị thì có thêm xác nhận của cơ sở y tế đang điều trị cho người lao động về thời gian nghỉ việc để điểu trị)
          Trường hợp không phải hội chẩn theo quy định của Bộ y tế thì được thay bằng bản sao hồ sơ bệnh án thể hiện bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và xác nhận của cơ sở y tế nơi điều trị về thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị
Với những quy định nêu trên thì trường hợp ở cơ quan bạn khi nghỉ ốm điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày, điều trị nội trú hay ngoại trú phải lấy đầy đủ hồ sơ để thanh toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội theo từng đợt điều trị.
Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư hỏi của bạn ở địa chỉ mail: loinguyen2606@gmail.com về việc bạn tham gia BHXH từ tháng tháng 8/2009. Tháng 8/2013 bạn được nâng lương lương bậc 2, hệ số 2,67, đến tháng 12/2013 bạn sinh con. Bạn hỏi trường hợp của bạn thì trợ cấp thai san tính theo lương bậc 2  (hệ số 2,67) hay bậc 1 ( hệ số 2,34)? 
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
          Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội Điều 16 Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc và Khoản 4 - Mục II - Chế độ thai sản của Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc như sau:
          Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn
Căn cứ theo quy định trên thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc của bạn được tính từ 6/2013 đến tháng 11/2013 cụ thể như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = (2,34 x 1.150.000 x 2 tháng) + (2,67 x 1.150.000 x 4 tháng) =   2.944.000 đồng/tháng
6
 
Mức hưởng trợ cấp thai sản của Bạn là: 2.944.000  x 6 (tháng) = 17.640.000 đồng
Trợ cấp một lần khi sinh con bằng 02 tháng lương tối thiểu tại thời điểm sinh theo Điều  34 của Luật BHXH của Bạn là: 1.150.000 x 2  = 2.300.000 đồng
          Như vậy tổng số tiền trợ cấp thai sản của bạn là:
                   17.640.000 + 2.300.000 =19.960.000 đồng
Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư hỏi của bạn ở địa chỉ mail: huyentruong83@gmail.com.về việc bạn tham gia BHXH từ tháng tháng 9/2013 đếm tháng 12/2013 tại một công ty A nhưng bạn đã nghỉ việc sang làm việc tại một công ty B và tham gia BHXH từ tháng 01/2014. Hiện nay bạn đang thai dự sinh vào tháng 4/2014. Nhưng do công ty A nơi bạn làm việc trước đây còn nợ tiền BHXH nên cơ quan BHXH chưa chốt sổ BHXH mà đến tháng 5/2014 mới chuyển trả nợ tiền BHXH cho cơ quan BHXH khi đó mới chốt sổ BHXH cho bạn, bạn hỏi trường hợp của bạn có được hưởng chế độ thai sản không?
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động và Khoản 2 Điều 28, Mục 2 - Chế độ thai sản của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
          Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ (06) sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
          Căn cứ theo quy định trên bạn đã đóng BHXH đủ 6 tháng tính đến tháng bạn sinh con thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.
          Đến tháng 5/2014 Công ty A nơi trước đây bạn làm việc chốt sổ BHXH và trả sổ BHXH cho bạn thì bạn nộp sổ BHXH cho công ty B nơi bạn đang làm việc để thanh toán trợ cấp thai sản theo quy định
Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư hỏi của bạn ở địa chỉ mail: thuydungus1984@gmail.comvề việc bạn tham gia BHXH được 30 tháng, đến tháng 8/2013 bạn nghỉ việc không tham gia BHXH. Bạn hỏi trường hợp của bạn đến thang 5/2014 bạn sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không?
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động và Khoản 2 Điều 28, Mục 2 - Chế độ thai sản của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
          Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ (06) sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (thời gian đóng BHXH đủ sáu tháng (06) được tính từ (tháng 5/2013 đến tháng 4/2014), mà tháng 8/2013 bạn nghỉ việc không tham gia BHXH.
          Căn cứ theo quy định trên bạn nghỉ việc đã quá 6 tháng tính đến tháng bạn sinh con thì không được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.
Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư hỏi của bạn ở địa chỉ mail: anh_la_vo_doi01@yahoo.comvề việc bạn nộp hồ sơ để thanh toán chế độ thai sản ngày 25/9/2013 mà tới ngày 24/01/2014 vẫn chưa nhận được tiền hưởng chế độ thai sản? 
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 117 của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định về thời gian giải quyết hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản như sau:
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.
2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại các điều 112, 113 và 116 của Luật này.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp của bạn không nói rõ là bạn nộp hồ sơ cho đơn vị nơi bạn đang công tác hay cơ quan BHXH của tỉnh nào nên BHXH tỉnh Đắk Nông không kiểm ta cụ thể để trả lời do đơn vị hay cơ quan BHXH giải quyết chậm.
Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: quangoff (255, 0, 0)">Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
  1. Về đóng BHXH 30 năm có được hưởng lương hưu không:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 50 và Điều 51 của Luật BHXH quy định về điều kiện nghỉ hưu như sau:
Điều 50. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Điều 51. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. 
2. Cách tính lương hưu như thế nào:
Căn cứ theo khoản 6 mục IV của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
6. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Trong đó:
a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
    Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 4 Mục này.
b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mỗi giai đoạn được tính như quy định tại điểm a nêu trên.
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các giai đoạn.
3. Tiền lương, tiền công của bạn có được tính theo 5 năm cuối không: 
Căn cứ theo khoản 4, mục IV của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
Thời gian đóng BHXH (tháng 10/1986 – 9/2008 là 22 năm = 264 tháng) của bạn được tính tiền lương bình quân 5 năm cuối (60 tháng)
Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

Trong đó: Mbqtl:  Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Ví dụ: Tiền lương bình quân tháng đóng BHXH trong khu vực Nhà nước của bạn là 5.000.000đồng:
Tổng tiền lương trong khu vực Nhà nước của bạn là:
5.000.000  x  264 (tháng) = 1.320.000.000 đồng
     Tổng tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là ví dụ 08 năm = 96 tháng, đóng BHXH với mức tiền lương là: 4.000.000đồng
4.000.000  x  96 (tháng)  = 384.000.000 đồng
Vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính lương hưu như sau:
Mbqtl    =     1.320.000.000  +  384.000.000        = 4.733.333 đồng
                                           360 tháng
4. Điều kiện để được nhận trợ cấp thất nghiệp không:
 2. Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP như sau:
a) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.
b) Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Trung tâm Giới thiệu việc làm) khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
c) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định tại Điểm b Khoản này, ngày thứ nhất trong 15 ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc.
Ngày làm việc áp dụng cho tất cả các trường hợp trong Thông tư này là ngày làm việc từ ngày thứ hai đến hết ngày thứ sáu hằng tuần.”
Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: l3t2003_1@yahoo.com hỏi về việc bạn có thời gian đóng BHXH tại tỉnh Đắk Nông là 04 năm và sau đó chuyển công tác xuống Thành phố Hồ Chí Minh là 3,5 năm, tổng thời gian đóng BHXH là 6,5 năm. Bạn hỏi thủ tục thanh toán BHXH 1 lần của bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh hay ở Đắk Nông?
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Về nơi thanh toán hưởng BHXH một lần:
Bạn nay bạn đang cư trú hoặc tạm trú ở tỉnh, thành phố nào trong lãnh thổ Việt Nam điều có thể thanh toán BHXH 1 lần tại BHXH quận (huyện) thị xã thuộc tỉnh mà bạn đang cư trú.
Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: yensonks@gmail.com hỏi về việc bạn sinh tháng 10/1960 và có thời gian đóng BHXH liên tục từ tháng 4/1984 -11/2013 nay được nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động 70% từ 01/01/2014, vậy cách tính tiền lương hưu như thế nào với hệ số lương đóng BHXH của 5 năm cuối là 3,69.
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1. Cách tính tiền lương hưu:
Căn cứ theo điểm b khoản 4 mục IV của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
4. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: 
b) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ  ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:

Trog đó: Mbqtl:  Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Theo quy định trên thì tiền lương bình quân để tính hưởng lương hưu của bạn được được tính như sau:
         
          Từ tháng 12/2008 – 11/2013: hệ số lương theo NĐ 205/NĐ-CP hệ số là 3,69 tiền lương tối thiểu tạm thời đang áp dụng đối với doanh nghiệp hiện nay là: 1.050.000 đồng; thời gian: 60 tháng):                  
 (3,69  x 1.050.000)  x 60 tháng = 3.874.500 đồng
                 60 tháng
          Tiền lương bình quân tháng để tính lương hưu của bạn là: 3.874.500đồng
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Luật BHXH về mức lương hưu hằng tháng của bạn như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.
3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.
Theo quy định trên bạn nghỉ hưu trước 6 tuổi so với tuổi 60 nên mỗi năm nghỉ trước tuổi quy định thì giảm đi 1%
Vậy, tỷ lệ lương hưu của ông là: 75% - 6% = 69%
Lương hưu hàng tháng của ông được hưởng là:
          3.874.500  x  69%   = 2.673.405 đồng

Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: hienmaiqn@gmail.com hỏi về việc bạn dự tính sinh con tháng 4/2014 nhưng do sức khỏe không tốt muốn nghỉ trước khi sinh con 01 tháng có được không? Thời gian hưởng chế độ thai sản bắt đầu từ tháng 3/2014 hay từ lúc sinh con là tháng 4/2014? Cơ quan bạn phải làm báo giảm danh sách đóng BHXH từ tháng nào?
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
  1. Bạn muốn nghỉ trước khi sinh con 01 tháng có được không:
Căn cứ theo tiết a điểm 3.3 Khoản 3 của Công văn số 1477/BHXH-CSXH ngày 23/4/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 thì trường hợp của bạn được phép nghỉ trước khi sinh con 01 tháng.
2.Thời gian hưởng chế độ thai sản bắt đầu từ tháng 3/2014 hay từ lúc sinh con là tháng 4/2014:
Căn cứ theo tiết a điểm 3.3 Khoản 3 của Công văn số 1477/BHXH-CSXH ngày 23/4/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 quy định như sau:
“Thời gian tính hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được tính kể từ ngày lao động nữ thực tế nghỉ việc để sinh con theo quy định của Bộ luật Lao động. Trường hợp nghỉ việc trước khi sinh con hơn 02 tháng thì được tính từ thời điểm đủ 02 tháng trước khi sinh con. Trường hợp sinh con sau khi lao động nữ đã nghỉ việc chấm dứt quan hệ lao động thì thời gian tính hưởng kể từ ngày sinh con”.
Như vậy, theo quy định trên bạn thực tế nghỉ việc để sinh con vào tháng 3/2014 thì thời gian tính hưởng từ 03/2014.
        3.Cơ quan bạn phải làm báo giảm danh sách đóng BHXH từ tháng nào:
Căn cứ theo tiết e điểm 3.1 Khoản 3 của Công văn số 1477/BHXH-CSXH ngày 23/4/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 quy định như sau:
“Trường hợp lao động nữ có nguyện vọng nghỉ việc trước khi sinh con, người sử dụng lao động phải ghi rõ thời điểm nghỉ việc trước khi sinh con kể từ ngày ... tháng ... năm ... tại cột ghi chú, mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng gián đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT để theo dõi và làm căn cứ thực hiện chế độ thai sản theo quy định”.

Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: doan.v2@vietnammobile.com.vn hỏi về việc bạn có thời gian đóng BHXH là 03 năm 06 tháng với mức tiền lương, tiền công đóng BHXH là 6 triệu đồng/tháng, vậy cách tính hưởng BHXH 1 lần như thế nào?
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1. Cách tính tiền hưởng BHXH 1 lần:
Căn cứ theo khoản 5mục IV của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
5. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Theo quy định trên thì tiền lương bình quân để tính hưởng BHXH 1 lần của bạn được được tính như sau:
Ví dụ bạn có quá trình đóng BHXH như sau:
          -Từ tháng 01/2010 - 12/2010: Mức đóng BHXH là 6.000.000 đồng: theo Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH áp dụng cho năm 2014: với hệ số điều chỉnh năm 2010 là 1,38:
                   (6.000.000 x 1,38)  x 12 tháng = 99.360.000 đồng
          -Từ tháng 01/2011 - 12/2011: Mức đóng BHXH là 6.000.000 đồng: theo Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH áp dụng cho năm 2014: với hệ số điều chỉnh năm 2011 là 1,16:
                   (6.000.000 x 1,16)  x 12 tháng = 83.520.000 đồng
          -Từ tháng 01/2012 - 12/2012: Mức đóng BHXH là 6.000.000 đồng: theo Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH áp dụng cho năm 2014: với hệ số điều chỉnh năm 2012 là 1,07:
                   (6.000.000 x 1,07)  x 12 tháng = 77.040.000 đồng
-Từ tháng 01/2013 - 06/2013: Mức đóng BHXH là 6.000.000 đồng: theo Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH áp dụng cho năm 2014: với hệ số điều chỉnh năm 2012 là 1,00:
                   (6.000.000 x 1,00)  x 06 tháng = 36.000.000 đồng
         
Mức bình quân của 42 tháng là:
99.360.000 + 83.520.000 + 77.040.000 + 36.000.000 /42 = 7.045.714 đồng
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH.
Bạn có thời gian tham gia BHXH là 03 năm 06 tháng.
       Mức trợ cấp BHXH 1 lần là: 7.045.714 x 3,5 (năm) x 1,5 = 36.989.999 đồng.
          Bo bạn không nói rõ quá trình tham gia BHXH của bạn từ tháng, năm nào đến tháng năm nào nên BHXH tỉnh Đắk Nông tạm lấy 1 ví dụ cụ thể để minh họa cho bạn biết.

Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: phalethuytinh8584@gmail.com hỏi về việc bạn được tuyển dụng là giáo viên THPT từ ngày 01/11/2009 bậc 1, hệ số lương 2,34, đến ngày 1/11/2013 lên bậc 2, hệ số 2,67 và bạn xin nghỉ sinh từ ngày 25/11/2013 đến 25/5/2014. Trong thời gian nghỉ sinh bạn vẫn bị trừ tiền BHXH? Bạn hưởng chế độ thai sản như thế nào? Tổng số tiền được nhận là bao nhiêu?
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
  1. Trong thời gian nghỉ thai sản bạn vẫn bị trừ tiền BHXH là sai:
Căn cứ theo khoản 6 mục II của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
“6. Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.
          Như vậy, trong thời gian bạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ ngày 25/11/2013 đến 25/5/2014 mà Trường học nơi bạn giảng dạy vẫn trừ BHXH là sai theo quy định của Luật BHXH, thời gian này cơ quan BHXH không thu BHXH của bạn. Đề nghị bạn liên hệ với Hiệu trưởng nhà trường để được làm rõ.
  1. Bạn hưởng chế độ thai sản như thế nào:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội Điều 16 Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc và Khoản 4 - Mục II - Chế độ thai sản của Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc như sau:
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn
Ngoài những văn bản nêu trên thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hướng dẫn tại Công văn số 481/BHXH-CSXH ngày 29/01/2013 về thực hiện chính sách xã hội quy định tại mục 1.3 Trường hợp người lao động sinh con, nhận nuôi con nuôi, khám thai, sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai từ ngày thứ 15 trở đi của tháng mà tháng đó có đóng BHXH thì bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH tính hưởng trợ cấp thai sản gồm cả tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng đó.
Căn cứ theo quy định trên (nếu cơ quan bạn có đóng BHXH cho bạn cả tháng 11/2013) thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc của bạn được tính từ 6/2013 đến tháng 11/2013 cụ thể như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = {(2,34 x 5 tháng) + (2,67 x       1tháng)}    x 1.150.000 =   2.754.250 đồng/tháng
6
 
Mức hưởng trợ cấp thai sản của Bạn là: 2.754.250  x 6 (tháng) = 16.525.500 đồng
Trợ cấp một lần khi sinh con bằng 02 tháng lương tối thiểu tại thời điểm sinh theo Điều  34 của Luật BHXH của Bạn là: 1.150.000 x 2  = 2.300.000 đồng
Như vậy tổng số tiền trợ cấp thai sản của bạn là:
              16.525.500 + 2.300.000 =18.825.500 đồng

Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: phiphungtam@gmail.com hỏi về việc nếu bạn nghỉ thai sản đi làm trước 2 tháng thì có được trả bảo hiểm của 6 tháng không? và nếu không thì đi làm sớm như vậy 2 tháng đó bạn sẽ được hưởng như thế nào?
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
          Căn cứ theo khoản 1, khoản 4, Điều 157 của Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 quy định như sau:
Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng
          Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.
          Như vậy, nếu bạn đảm bảo về sức khỏe được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận và chủ sử dụng lao động đồng ý cho bạn đi làm sớm 2 tháng thì ngoài tiền lương cơ quan phải trả thì tiền trợ cấp thai sản bạn vẫn hưởng hết 06 tháng theo quy định.

Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: phalethuytinh8584@gmail.com hỏi về việc bạn được tuyển dụng là giáo viên THPT từ ngày 01/11/2009 bậc 1, hệ số lương 2,34, đến ngày 1/11/2013 lên bậc 2, hệ số 2,67 và bạn xin nghỉ sinh từ ngày 25/11/2013 đến 25/5/2014. Trong thời gian nghỉ sinh bạn vẫn bị trừ tiền BHXH? Bạn hưởng chế độ thai sản như thế nào? Tổng số tiền được nhận la bao nhiêu?
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
  1. Trong thời gian nghỉ thai sản bạn vẫn bị trừ tiền BHXH là sai:
Căn cứ theo khoản 6 mục II của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
“6. Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.
          Như vậy, trong thời gian bạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ ngày 25/11/2013 đến 25/5/2014 mà Trường học nơi bạn giảng dạy vẫn trừ BHXH là sai theo quy định của Luật BHXH, thời gian này cơ quan BHXH không thu BHXH của bạn. Đề nghị bạn liên hệ với Hiệu trưởng nhà trường để được làm rõ.
  1. Bạn hưởng chế độ thai sản như thế nào:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội Điều 16 Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc và Khoản 4 - Mục II - Chế độ thai sản của Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc như sau:
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 16 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn
Căn cứ theo quy định trên thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc của bạn được tính từ 6/2013 đến tháng 11/2013 cụ thể như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = (2,34 x 1.150.000 x 2 tháng) + (2,67 x 1.150.000 x 4 tháng) =   2.944.000 đồng/tháng
6
 
Mức hưởng trợ cấp thai sản của Bạn là: 2.944.000  x 6 (tháng) = 17.640.000 đồng
Trợ cấp một lần khi sinh con bằng 02 tháng lương tối thiểu tại thời điểm sinh theo Điều  34 của Luật BHXH của Bạn là: 1.150.000 x 2  = 2.300.000 đồng
Như vậy tổng số tiền trợ cấp thai sản của bạn là:
              17.640.000 + 2.300.000 =19.960.000 đồng

Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: phucphuongnhanco@gmail.com hỏi về việc bạn có thời gian đóng BHXH từ năm 1986 – 2006 tại Lâm trường Đạo Nghĩa đóng trên xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông, từ năm 2006 đến nay làm việc tại Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Cát Tiên đóng tại xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông. Vậy thời gian từ năm 1986 – 2006 phụ cấp khu vực là bao nhiêu? Bao nhiêu tuổi bạn được nghỉ hưu?
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1. Mức phụ cấp khu vực:
Căn cứ theo Thông tư số 10/LĐ-TT ngày 18/9/1985, Thông tư số 15 ngày 02/6/1993, Thông tư 03 ngày 18/01/2001, Thông tư 11 ngày 5/01/2005 về chế độ phụ cấp khu vực quy định như sau: Xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông thời gian từ năm 1986 – 2006 có phụ cấp khu vực là 0,5;
2.Tuổi nghỉ hưu:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 và Điều 51  của Luật BHXH về điều kiện nghỉ hưu như sau:
“Điều 50. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;
b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Điều 51. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.” 

Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: nguyenthuong8912@gmail.com hỏi về việc bạn có người anh là công nhân viên nhà nước bị chết do tai nạn giao thông, vậy khi anh của bạn chết gia đình được hưởng những chế độ gì từ BHXH?
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 63, của Luật BHXH thì thân nhân được trợ cấp mai táng phí như sau:
“1. Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội;
2. Trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung”.
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 64, Điều 65 của Luật BHXH nếu anh trai của bạn đã đóng BHXH đủ 15 năm trở nên mà chưa hưởng BHXH 1 lần và các thân nhân của anh trai bạn thuộc 1 trong các trường hợp sau thì được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
“Điều 64. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
1. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
2. Thân nhân của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung. 
 Điều 65. Mức trợ cấp tuất hằng tháng
1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.
2. Trường hợp có một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá bốn người; trường hợp có từ hai người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết”. 
          Hoặc nếu thân nhân của anh trai bạn không đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều  64 của Luật BHXH thì được hưởng trợ cấp tuất một lần. Trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Điều  66 của Luật BHXH. Mức trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Điều  67 của Luật BHXH./.

Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: trieuyendaian@gmail.com hỏi về việc bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động được 1 năm và đã làm xong thủ tục BHXH rồi nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị thanh toán BHXH một lần mà muốn để 1 năm nữa mới đề nghị thanh toán BHXH một lần. Thì khi đó bạn nộp hồ sơ đề nghị thanh toán BHXH một lần có được không?
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
          Căn cứ theo  điểm c khoản 1 Điều 55 - Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu  của Luật BHXH quy định như sau:
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
          Theo quy định trên thời gian sau khi nghỉ việc mà bạn muốn thanh toán BHXH một lần thì thời gian nghỉ việc của bạn theo Luật BHXH thì thời gian tối thiều ít nhất là 01 năm (12 tháng) mới đủ điều kiện để thanh toán BHXH một lần chứ không quy định thời gian tối đa.
          Trường hợp của bạn hồ sơ đề nghị thanh toán BHXH 1 lần sau khi đã nghỉ việc 02 năm thì vẫn được thanh toán bình thường.

Câu hỏi :
Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: buithitrang021092120789@gmail.com hỏi về việc bạn sắp nghỉ sinh thì có phải làm thủ tục BHXH gì không?
Trả lời :
Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
          Theo quy định của Luật BHXH trường hợp bạn trước khi nghỉ sinh không phải làm thủ tục gì với cơ quan BHXH. Sau khi sinh con bạn nộp giấy giấy sinh bản sao hoặc giấy khai sinh bản sao cho đơn vị nơi bạn đang công tác để đơn vị làm thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.

Câu hỏi :
Tháng 6/2013 tôi nghỉ làm ở công ty cũ và đã lấy sổ về rồi. Tôi đóng được 1 năm. Hiện tại tôi không đi làm nũa. Vậy tôi muốn hỏi quyển sổ bảo hiểm của tôi có được chuyển sang bảo hiểm tự nguyện được không hay hai bảo hiểm không liên quan đến nhau. Rất mong nhận được lời tư vấn của đường dây nóng bùi thị chiển mygirl_9x@yahoo.com.vn

Trả lời :
 
Vấn đề bạn hỏi, BHXH tỉnh Đắk Nông trả lời như sau: Căn cứ Điều 28 Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thì trong thành phần hồ sơ đối với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đăng ký lần đầu có sổ BHXH đối với người đã tham gia BHXH trước đó. Như vậy, bạn có thể sử dụng sổ BHXH đã xác nhận quá trình trước đó để tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

Câu hỏi :
cho em xin hỏi em làm mất tờ rời em làm thế nào mới xin lại được và làm hồ sơ như thế nào em rất mong được hướng dẫn ạ. Em xin cảm ơn rất nhiều ạ. Nguyên thanh nguyen1084st@gmail.com
Trả lời :
Vấn đề bạn hỏi, BHXH tỉnh Đắk Nông trả lời như sau: Căn cứ Điều 32 Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hồ sơ cấp lại sổ BHXH (tờ rời) do người tham gia làm mất bao gồm:
* Thành phần hồ sơ:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH:
Đơn đề nghị của người có sổ BHXH (mẫu D01-TS).
- Trường hợp nộp hồ sơ thông qua đơn vị:
Đơn đề nghị của người có sổ BHXH (mẫu D01-TS);
Văn bản đề nghị của đơn vị (mẫu D01b-TS).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bạn có thể liên hệ với cơ quan BHXH gần nhất để lấy mẫu, sau đó nộp lại cho cơ quan BHXH, nơi mà tờ rời trước đây được cấp bị mất.

Câu hỏi :
Xin chào! ở công ty tôi có một trường hợp đang chuyển sang chuyên nghiệp cho giáo viên nhưng anh Nguyễn Văn A này đi làm từ năm 2005 đến 2010 mới đóng bảo hiểm đến 2014. Trường hợp của anh Nguyễn Văn A năm nay là cần truy thu đóng bảo hiểm cho liên tục từ năm 2005 - 2010 thì có được không? thủ tục như thế nào? vì doanh nghiệp tôi là tư nhân cty TNHH thành lập từ năm 2004. Cho tôi hỏi trường hợp trên có được đóng truy thu không? và nếu được đóng thì thủ tục như thế nào ? xin cảm ơn! Lê Thị Thảo thanhthaoktmg2008@gmail.com
Trả lời :
Vấn đề bạn hỏi, BHXH tỉnh Đắk Nông trả lời như sau: Căn cứ Điều 4, Điều 57 Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ông Nguyễn Văn A thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Đơn vị mà ông A làm việc từ năm 2005 đến năm 2010 đã vi phạm các quy định của pháp luật về đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN: đóng không đúng thời gian quy định.
Như vậy, ông Nguyễn Văn A được truy thu BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2005 đến năm 2010.
Đơn vị nơi ông A làm việc phải chuẩn bị hồ sơ truy thu như sau:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị (mẫu D01b-TS).
+ Hai (02) bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
+ Bảng thanh toán tiền lương, tiền công của đơn vị tương ứng thời gian truy thu.
+ Biên bản và Quyết định xử lý vi phạm hành chính về BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ KHÁCH