Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già

21/12/2017 09:43 AM


        Theo điều tra dân số cho thấy khoảng 20 năm nữa sẽ có trên 1/5 dân số nước ta là người cao tuổi và vào năm 2050 người cao tuổi chiếm 1/3 dân số, phần lớn người cao ở nước ta không có tích lũy, không có điểm tựa tài chính khi hết tuổi lao động một con số đó là khoảng 11 triệu người già hiện nay không có lương hưu (số liệu từ Tạp chí dân số & phát triển) và như vậy sau hàng chục năm nữa họ có thể tạo ra một gánh nặng rất lớn cho cộng đồng xã hội.
       Do vậy Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là giải pháp giúp cho nhiều lao động tự do, người dân ở các khu vực nông thôn, hộ nghèo và cận nghèo cũng có thể tham gia đóng BHXH tự nguyện để khi hết tuổi lao động có đủ thời gian 20 năm tham gia đóng BHXH thì được nhận lương hưu và được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT).
 
Hoạt động vui chơi của thanh niên tại trung tâm
 Bảo trợ xã hội Huyện Đắk Mil tỉnh Đắk Nông
       Hơn nữa từ ngày 01/01/2018 các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng bằng 30% đối với hộ nghèo; bằng 25% đối với hộ cận nghèo và bằng 10% với những đối tượng còn lại đó là một trong những chính sách an sinh xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta góp phần ổn định cuộc sống của người dân.        
       Để tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận được với chính sách BHXH tự nguyện, Luật bảo hiểm xã hội đã quy định cụ thể mức đóng và phương thức đóng  để người lao động thuận tiện trong việc lựa chọn mức đóng phù hợp, với mức đóng khác nhau, thời gian tham gia khác nhau nhưng đó là những thời gian tích lũy cho một nguồn tài chính ổn định khi hết tuổi lao động, được nhận lương hưu ổn định cuộc sống khi tuổi già.
        Một tuổi già an nhàn có lương hưu không phải phụ thuộc vào con cái là mơ ước của nhiều người nhưng để có được điều đó là một quá trình lao động và tích lũy từ khi còn trẻ./.

Bích Vân