BH thất nghiệp: Kết nối thị trường lao động- đồng hành cùng thanh niên
30/12/2021 02:45 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đại dịch Covid-19 đã và đang khiến thị trường lao động phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng khi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên mức rất cao. Cung- cầu lao động mất cân bằng ở hầu hết các địa bàn, ngành nghề. Đồng thời, thu nhập bình quân tháng của NLĐ sụt giảm mạnh so với trước đại dịch.
Những tác động tiêu cực từ đại dịch đã làm cơ cấu lao động bị đảo chiều. Trong hoàn cảnh đó, BH thất nghiệp là một trong những giải pháp để cân bằng cơ cấu ngành nghề khi những chính sách hỗ trợ NLĐ và doanh nghiệp là giải pháp cho đào tạo việc làm chất lượng, phát triển kinh tế số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tích cực, đó lại là “cơ hội”, “mảnh đất tốt” gieo những mầm sống có khát vọng mãnh liệt, vươn lên trong thử thách khó khăn.
Nhận định về những tác động của Covid-19 đến lao động- việc làm, ông Lê Quang Trung- nguyên Cục trưởng Cục Việc làm cho biết, đây là lần thứ tư dịch bệnh bùng phát và nước ta và tác động trực tiếp vào các khu công nghiệp, NLĐ. Vì thế, nếu không cẩn thận sẽ đứt gẫy chuỗi sản xuất. Theo thống kê trên thế giới có 1/6 số lượng thanh niên phải ngừng việc kéo theo thu nhập giảm. Trong nước, dịch bệnh cũng tác động trực tiếp đế 28,2 triệu lao động, gần 400.000 doanh nghiệp. Tác động bởi dịch bệnh không chỉ trước mắt mà còn lâu dài, tác động đến tuyển dụng, đào tạo, thị trường, con người… Riêng năm 2020, người xin việc hơn 1 triệu người. Trong đó có nhiều ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì thế BH thất nghiệp được coi là "phao cứu sinh" cho NLĐ và cũng có chức năng điều tiết, quản trị thị trường lao động.
Hình minh họa (nguồn: Baohiemxahoi.gov.vn)
Dự báo về việc làm thời gian tới, ông Trung cho rằng, thời gian qua thị trường động có chuyển biến tích cực, chuyển dịch từ nông thôn sang khu vực sang thành thị; chuyển từ lao động thủ công sang lao động trình độ. Năm 2022 và 2023, nền kinh tế còn bị ảnh hưởng bởi đại dịch, dù khả năng cuối năm 2022 dịch đỡ hơn, thị trường lao động sẽ tích cực hơn. Dự báo nhóm ngành nghề liên quan đến CNTT, công nghệ sinh học, thực phẩm và công nghệ số. Ba nhóm ngành này những năm tới sẽ phát triển mạnh. Vì vậy, các bạn thanh niên tận dụng cơ hội của mình, nâng cao trình độ để giữ chỗ hay thăng tiến trong nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Bên cạnh đó, nếu chưa tham gia BH thất nghiệp cũng trang bị cho mình các kiến thức ngành nghề có xu hướng, đáp ứng thị trường lao động, chuẩn bị hành trang đi vào thị trường lao động.
Thông tin thêm về chính sách hỗ trợ NLĐ từ quỹ BH thất nghiệp, ông Trần Tuấn Tú- Trưởng phòng BH thất nghiệp (Cục Việc làm) cho biết, NLĐ đang tham gia BH thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (có tên trong danh sách tham gia BH thất nghiệp của cơ quan BHXH), không bao gồm các trường hợp như: NLĐ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, đơn vị vũ trang Nhân dân. NLĐ đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. “Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công như: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; đvị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên”- ông Tú cho biết thêm.
Liên quan đến giải pháp hỗ trợ NLĐ học nghề từ nguồn kinh phí BH thất nghiệp, ông Trung cho biết, giải pháp chủ đạo là về phía người học nghề- đây cũng được coi là giải pháp đột phá. Người học nghề phải tự tìm hiều về các nghề thị trường lao động đang cần và các trung tâm đào tạo nghề tốt; phải đánh giá bản thân mình, năng lực, mong muốn, hoàn cảnh… để học nghề cho đúng. Đối với người SDLĐ cần quan tâm tuyển người được đào tạo phù hợp với công việc mình cần, phải có chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện cho họ thăng tiến. Đối đối doanh nghiệp phải thực sự quan tâm đến đào tạo nghề; đầu tư, tận dụng ưu điểm trong BH thất nghiệp để đào tạo nghề miễn phí. Muốn đào tạo tốt, doanh nghiệp với cở sở đào tạo nghề phải phối hợp chặt chẽ, đồng thời trung tâm giới thiệu việc làm phải tư vấn, hướng dẫn cho NLĐ.
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và khó lường như hiện nay, BH thất nghiệp không chỉ là trợ cấp mà còn trao cho cơ hội mới về nghề nghiệp; thật sự trở thành điểm tựa của NLĐ và người SDLĐ, được các ngành, các cấp và xã hội đánh giá cao. Đồng thời đây cũng chính là “phao cứu sinh” cho việc ổn định cuộc sống, là bàn đạp để NLĐ có thể quay lại thị trường lao động sớm nhất và hiệu quả nhất. “Do ảnh hưởng của dịch bệnh, số người thất nghiệp, mất việc làm rất lớn. Tuy nhiên, số doanh nghiệp thành lập mới và số lao động quay trở lại làm việc thời gian gần đây đã tốt hơn. Với chính sách BH thất nghiệp thì NLĐ được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí và số lượng người cần tư vấn rất lớn. Trong 11 tháng năm 2021, có trên 1,64 triệu lượt người được tư vấn, tìm việc làm miễn phí qua kênh BH thất nghiệp”- ông Tú khẳng định.
PV
Nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử ?.