Bảo đảm đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận tốt hơn với chính sách y tế, BHYT

08/07/2019 02:28 PM


Vừa qua, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc Thực hiện chính sách pháp luật về Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2012-2018 có buổi làm việc với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và đại diện 01 số Bộ, ngành. 01 số vấn đề về chính sách y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số như BHYT, nguồn lực đầu tư cho trạm y tế xã, y tế thôn, bản... được các đại biểu quan tâm, thảo luận.

(Ảnh minh họa)

 

Với sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe và BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang có nhiều chuyển biến, có thể kể đến việc ưu tiên bố trí ngân sách thực hiện chương trình mục tiêu, các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh, trang thiết bị y tế; bố trí kinh phí mua thẻ BHYT miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho đồng bào được khám, chữa bệnh ở tất cả cơ sở y tế trên địa bàn và được Quỹ BHYT chi trả chi phí; chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách, chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản (kiêm thêm nhiệm vụ cô đỡ thôn, bản) đã được triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần phát huy vai trò cầu nối giữa y tế xã với người dân; công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng, trong đó, có nội dung lồng ghép tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về khám, chữa bệnh BHYT.

Tuy nhiên, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe và BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Riêng về BHYT, theo thông tin từ Ủy ban Dân tộc, mặc dù kết quả cấp thẻ BHYT miễn phí đạt tỷ lệ cao (năm 2018, 93,68% đồng bào dân tộc thiểu số có thẻ BHYT) nhưng số lượt người khám, chữa bệnh, cũng như chất lượng khám, chữa bệnh BHYT ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi chưa thật sự hiệu quả. Năm 2016, tỷ lệ khám, chữa bệnh BHYT ở tuyến xã là 21,9%; năm 2017, là 19,9%; năm 2018, là 18,5%. Tương ứng với đó, chi khám, chữa bệnh BHYT năm 2016 là 2,5%; năm 2017 và 2018 là 2,6%/năm. Nếu tính cả tuyến huyện, xã, chi khám, chữa bệnh BHYT năm 2016 đạt 30,3%; năm 2017, 32,6%; năm 2018, 31%. 01 số đại biểu tham dự buổi làm việc với Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc Thực hiện chính sách pháp luật về Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2012-2018 cũng nhận định, 01 bộ phận bà con dân tộc thiểu số chưa thực sự được thụ hưởng nhiều chính sách về BHYT; đồng thời, đề xuất các bên có liên quan cần xây dựng các tiêu chí để đánh giá cụ thể về hiệu quả sử dụng thẻ BHYT ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bởi chỉ tiêu này sẽ liên quan đến chất lượng sử dụng dịch vụ y tế, cũng như mức thụ hưởng chính sách của bà con.

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề nghị Bộ, ngành có liên quan, địa phương nghiên cứu, xây dựng các giải pháp để tiếp tục triển khai hiệu quả công tác y tế, chăm sóc sức khỏe và BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số như: Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khám, chữa bệnh theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, dịch vụ khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số để người dân được thụ hưởng đầy đủ quyền được khám, chữa bệnh và chính sách theo quy định của Luật BHYT; đào tạo và phát huy hiệu quả vai trò của cô đỡ thôn, bản; có số liệu đánh giá cụ thể về các Dự án ODA, tăng cường tính bền vững của Dự án; Bộ Y tế, BHXH Việt Nam cần nắm rõ số liệu cụ thể về thực tế thụ hưởng các chính sách về y tế thông tuyến, có sự phân tích việc cân đối thu - chi của BHYT trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số để cải thiện việc thụ hưởng chính sách đối với nhóm này; đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh chất lượng cao ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi; tiếp tục tăng cường bác sỹ về công tác tại bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ bác sỹ là người dân tộc thiểu số để góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân, để đồng bào các dân tộc thiểu số được thụ hưởng chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe, BHYT một các thiết thực, đảm bảo An sinh xã hội./.