Câu hỏi đợt 3

06/11/2015 10:05 AM


Câu 1 :Về ý kiến của độc giả có địa chỉ Nguyễn Trung hiếu
batdaumotcuoctinhmoi520@yahoo.com.vn
          Mình năm nay 18 tuổi nhưng mà thiếu tháng hỏi có nhận vào công ty hay không?
          Xin được trả lời như sau:
          Vấn đề bạn hỏi liên quan đến pháp luật về lao động, do đó đề nghị bạn liên hệ với cơ quan lao động nơi bạn sinh sống để họ trả lời bạn được biết rõ hơn.

Câu 2 : Về ý kiến của độc giả có địa chỉ Thanhlong
 Longimmono@gmail.com.
Trước đây tôi làm cho 1 công ty TN A vào ngày 01/03/2011 và tôi đang được ký hợp đồng lao động với thời hạn là 12 tháng mỗi năm ký hợp đồng vào đầu năm nhưng sang năm nay 2014 tôi vẫn chưa ký lại  HĐLĐ. Vậy trong thời gian này tôi tự ý nghỉ việc để giải quyết việc riêng thì đối với hợp động lao động 12 tháng của tôi từ năm ngoái có còn hiệu lực không?
          Xin được trả lời như sau:
          Vấn đề bạn hỏi liên quan đến pháp luật về lao động, do đó đề nghị bạn liên hệ với cơ quan lao động nơi bạn sinh sống để họ trả lời bạn được biết rõ hơn.
Câu 3 : · Về ý kiến của độc giả có địa chỉ  sujume111@gmail.com
          “Cho em hỏi là trước đây em có làm việc tại 1 cơ quan trong huyện trong vòng 6 tháng có ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm, giờ đây em đã nghỉ và đã nhận lại sổ bảo hiểm xã hội có 6 tháng đóng bảo hiểm, và giờ em muốn làm gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có được không, và nếu được thì thủ tục như thế nào và mức đóng là bao nhiêu.”
          Xin được trả lời như sau:
          Theo điểm a khoản 1 điều 2 của luật Bảo hiểm xã hội quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động ko xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên. Như vậy, nếu bạn đã nghỉ việc và nhận lại sổ BHXH thì bạn không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Bạn có thể tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc khi bạn đi làm ở đơn vị mới có ký hợp đồng lao động có thời hạn đủ ba tháng trở lên. Tuy nhiên, nếu hiện tại bạn chưa đi làm ở đơn vị nào thì bạn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Để tham gia BHXH tự nguyện bạn hãy liên hệ tới BHXH quận, huyện hoặc liên hệ tới các đại lý thu BHXH tự nguyện nơi ban đang cư trú để được hướng dẫn tham gia.
          Về mức đóng BHXH từ năm 2014:
          + Đối với BHXH bắt buộc: Mức đóng căn cứ vào tiền công, tiền lương ghi trong hợp đồng lao động. Từ năm 2014 tỷ lệ đóng BHXH là 26%, trong đó người sử dụng lao động đóng 18%, người lao động đóng 8%. Mức đóng cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
          + Đối với BHXH tự nguyện: Mức đóng BHXH  hàng tháng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội  tự nguyện theo quy định nhân với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn:
                   Từ năm 2014 tỷ lệ đóng bằng 22%.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung, được xác định bằng công thức:
                   Mức thu nhập tháng = Lmin + m x 50.000(đồng/tháng)
         Trong đó:
                   Lmin: là mức lương tối thiểu chung.
                   m: là mức người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn để đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, là số nguyên lớn hơn hoặc bằng không (ví dụ: 0, 1, 2, 3, 4…..)
         Mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm được hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tử tuất một lần.

Câu 4 : Hỏi : Tôi mua thẻ BHYT tự nguyện có giá trị thẻ từ tháng 1/2014, và cũng từ tháng 1/2014 tôi có thẻ BH người nghèo. Vậy tôi có được trả lại tiền đã mua thẻ BHYT tự nguyện không? Thẻ tôi chưa đi khám lần nào. Hoàng Hải Dang anganghai3@gmail.com
          Trả lời : Vấn đề bạn hỏi, BHXH tỉnh Đắk Nông trả lời như sau: Theo Điều 12, khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 16 Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế. Bạn được cấp thẻ BHYT theo đối tượng người thuộc hộ gia đình nghèo.
Căn cứ Khoản 2 Điều 31 Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bạn được hoàn trả lại tiền đã mua thẻ BHYT tự nguyện.
Câu 5 : Hỏi : Tôi nghỉ việc ở cơ quan nhà nước, nay tôi mất thẻ BHYT, kế toán đơn vị yêu cầu tôi trả tiền cho thời gian còn lại của thẻ BHYT. Vậy cho tôi hỏi cách tính thời gian còn lại của tôi trong thẻ. Tôi nghỉ việc từ tháng 2/2014, thời gian thẻ hết hạn là ngày 31/12/2014. Nhờ anh chị giải đáp dùm tôi, tôi xin cảm ơn. Huỳnh Kỳ An huynhkyanmlc@gmail.com
Trả lời : Vấn đề bạn hỏi, BHXH tỉnh Đắk Nông trả lời như sau: Thời gian còn lại của thẻ BHYT là thời gian bắt đầu từ tháng nghỉ việc đến hết thời gian thẻ còn giá trị sử dụng. Trường hợp của bạn thì thời gian còn lại của thẻ BHYT là từ tháng 02/2014 đến hết tháng 12/2014.
Câu 6 : Hỏi : Chào các anh chị phòng thu. Nhờ các anh chị giải đáp giúp em thông tin như sau: Em làm việc và đóng BHXH đã được 10 năm. Tuy nhiên vẫn đóng BHXH ở bậc 1/8. Do em làm việc ở doanh nghiệp, đóng BHXH 2 đến 3 năm em lại chuyển đơn vị mới, vì em là kỹ sư đi làm công trình nên cũng không quan tâm đến vấn đề đóng BH. Sau khi xem thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH, em tìm hiểu các hướng dẫn thì cứ 03 năm nếu không vi phạm kỷ luật thì được nâng lương 1 lần. Nếu vậy thì bây giờ em đã được đóng đến bậc 4/8. Em nhờ các anh chị tư vấn giúp có văn bản nào hướng dẫn có thể điều chỉnh lại bậc lương đóng BHXH để cho em đỡ thiệt thòi không ạ. Vì hiện nay, em đang công tác ở đơn vị mới và cũng đóng bảo hiểm ở đơn vị này được 02 năm. Em cảm ơn các anh chị. Lê Thị Thu thualumin@gmail.com
Trả lời : Vấn đề bạn hỏi, BHXH tỉnh Đắk Nông trả lời như sau: Chỉ khi bạn làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì bạn mới được nâng lương theo quy định.
Ở đây bạn không nói rõ là bạn làm ở doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Nhưng bạn nói bạn đóng BHXH ở bậc 1/8, thì có thể là bạn đang làm ở doanh nghiệp nhà nước. Việc nâng lương của bạn không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH mà thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý lao động. Đề nghị bạn hỏi Sở lao động - Thương binh và Xã hội. BHXH tỉnh Đăk Nông chỉ có thể căn cứ vào Hợp đồng lao động và Hệ thống thang lương, bảng lương mà đơn vị nơi bạn đang làm việc đăng ký với Sở lao động - Thương binh và Xã hội đúng theo quy định để thực hiện việc thu BHXH, BHYT, BHTN.
Câu 7 : Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: bameonini@gmail.com hỏi về việc bạn có thời gian đóng BHXH từ năm 2006 đến năm 2013 mức tiền lương cuối cùng đóng BHXH là 2.430.000 đồng. Vậy cách tính tiền trợ cấp BHXH 1 lần và số tiền được nhận là bao nhiêu? Vấn đề bạn hỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1. Cách tính tiền hưởng BHXH 1 lần:
Căn cứ theo khoản 5 mục IV của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
5. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
 
                    Mbqtl = Tổng số tiền lương, tiền công của các tháng đóng BHXH
                    Tổng số tháng đóng BHXH
 
Theo quy định trên thì tiền lương bình quân để tính hưởng BHXH 1 lần của bạn được được tính như sau (do bạn không nói rõ tiền lương đóng BHXH từng giai đoạn nên BHXH tỉnh lấy 1 ví dụ cụ thể để bạn biết):
Ví dụ bạn có quá trình đóng BHXH như sau:
          -Từ tháng 01/2006 - 12/2006: Mức đóng BHXH là 2.430.000 đồng: theo Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH áp dụng cho năm 2014: với hệ số điều chỉnh năm 2006 là 2,15:
                   (2.430.000 x 2,15)  x 12 tháng = 62.694.000 đồng
          -Từ tháng 01/2007 - 12/2007: Mức đóng BHXH là 2.430.000 đồng: theo Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH áp dụng cho năm 2014: với hệ số điều chỉnh năm 2007 là 1,98:
                   (2.430.000 x 1,98)  x 12 tháng = 57.736.800 đồng
          -Từ tháng 01/2008 - 12/2008: Mức đóng BHXH là 2.430.000 đồng: theo Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH áp dụng cho năm 2014: với hệ số điều chỉnh năm 2008 là 1,61:
                   (2.430.000 x 1,61)  x 12 tháng = 46.947.600 đồng
-Từ tháng 01/2009 - 12/2009: Mức đóng BHXH là 2.430.000 đồng: theo Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH áp dụng cho năm 2014: với hệ số điều chỉnh năm 2009 là 1,51:
                   (2.430.000 x 1,51)  x 12 tháng = 44.031.600 đồng
-Từ tháng 01/2010 - 12/2010: Mức đóng BHXH là 2.430.000 đồng: theo Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH áp dụng cho năm 2014: với hệ số điều chỉnh năm 2010 là 1,38:
                   (2.430.000 x 1,38)  x 12 tháng = 40.240.800 đồng
-Từ tháng 01/2011 - 12/2011: Mức đóng BHXH là 2.430.000 đồng: theo Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH áp dụng cho năm 2014: với hệ số điều chỉnh năm 2011 là 1,16:
                   (2.430.000 x 1,16)  x 12 tháng = 33.825.600 đồng
-Từ tháng 01/2012 - 12/2012: Mức đóng BHXH là 2.430.000 đồng: theo Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH áp dụng cho năm 2014: với hệ số điều chỉnh năm 2012 là 1,07:
                   (2.430.000 x 1,07)  x 12 tháng = 31.201.200 đồng
-Từ tháng 01/2013 - 12/2013: Mức đóng BHXH là 2.430.000 đồng: theo Thông tư số 02/2014/TT-BLĐTBXH ngày 10/01/2014 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH áp dụng cho năm 2014: với hệ số điều chỉnh năm 2013 là 1,00:
                   (2.430.000 x 1,00)  x 12 tháng = 29.160.000 đồng
 
          Mức bình quân của 96 tháng là:
62.694.000 + 57.736.800 + 46.947.600 + 44.031.600 + 40.240.800 +33.825.600 + 31.201.200 + 29.160.000 /96 = 3.602.475 đồng
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH.
Ví dụ Bạn có thời gian tham gia BHXH từ năm 2006 đến năm 2013 là 08 năm.
       Mức trợ cấp BHXH 1 lần là: 3.602.475 x 8 (năm) x 1,5 = 43.229.700đồng.
          Do bạn không nói rõ quá trình tham gia BHXH của bạn từ tháng, năm nào đến tháng năm nào và bạn mới chỉ đưa mức lương đóng BHXH tháng cuối cùng trước khi nghỉ việc nên BHXH tỉnh Đắk Nông tạm lấy 1 ví dụ cụ thể để minh họa cho bạn biết.
Câu 8 : Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư hỏi của bạn ở địa chỉ mail: lienthuy@gmail.com.về việc bạn tham gia BHXH được 3 năm, đến tháng 11/2013 bạn nghỉ việc ở cơ quan cũ và không đóng BHXH. Từ tháng 4/2014 bạn đi làm ở cơ quan mới và tiếp tục đóng BHXH. Bạn hỏi như vậy bạn sinh con vào tháng 10/2014 có được hưởng chế độ thai sản không? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1.     Về Chế độ thai sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động và Khoản 2 Điều 28, Mục 2 - Chế độ thai sản của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
          Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ (06) sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
          Căn cứ theo quy định trên bạn đã đóng BHXH đủ 6 tháng tính đến tháng bạn sinh con thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.
Câu 9 : Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư hỏi của bạn ở địa chỉ mail: ngoctholtd@gmail.com. về việc hiện nay bạn đang có thai được 3 tháng và bạn tham gia BHXH tại Công ty A được 3 tháng nhưng bạn đã nghỉ việc chuyển sang làm việc tại một công ty B tiếp tục đóng BHXH. Bạn hỏi như vậy đến khi bạn sinh con bạn có được hưởng chế độ thai sản không? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động và Khoản 2 Điều 28, Mục 2 - Chế độ thai sản của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
          Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ (06) sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
          Ví dụ: Bạn làm việc tại Công ty C và tham gia BHXH từ 10/2013 đến tháng 12/2013, tháng 01/2014 bạn nghỉ việc, đến tháng 5/2014 bạn làm việc tại Công ty A và tiếp tục tham gia BHXH, dự kiến đến tháng 9/2014 bạn sinh con. Thì khi sinh con bạn được hưởng chế độ thai sản vì trong thời gian từ 10/2013 – 9/2014 bạn đã đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
          Căn cứ theo quy định trên nếu bạn đã đóng BHXH đủ 6 tháng tính đến tháng bạn sinh con thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.
trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Câu 10 : Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: tuongngan23@gmail.com hỏi về việc bố bạn có thời gian đóng BHXH 35 năm 06 tháng và bố bạn đã mất ngày 30/1/2014, gia đình bạn đủ điều kiện hưởng chế độ tử tuất một lần? Cách tính tiền lương bình quân như thế nào? Mức trợ cấp tử tuất một lần? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1.     Về điều kiện hưởng tuất một lần:
Căn cứ theo Điều 66 của Luật BHXH thì các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần quy định như sau:
Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật BHXH thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
1. Người chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật này;
2. Người chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 64 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật này. 
 Theo quy định trên nếu gia đình bạn thuộc Điều 66 của Luật BHXH 1 lần thì được hưởng tuất một lần:
2. Cách tính tiền lương bình quân như thế nào 
Căn cứ theo khoản 4, mục IV của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:
 Trong đó: Mbqtl:  Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
 
Vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính trợ cấp tuất một lần được tính như sau:
Từ tháng 2/2009 – 11/2009, thời gian là 10 tháng,  mức lương là 3,7 ( lương tối thiểu tại thời điểm bố bạn chết là 1.150.000 đồng)
              (3,7 x 1.150.000) x 10  = 42.550.000 đồng
Từ tháng 12/2009 – 01/2014, thời gian là 50 tháng,  mức lương là 3,89 ( lương tối thiểu tại thời điểm bố bạn chết là 1.150.000 đồng)
              (3,89 x 1.150.000) x 50  = 223.675.000 đồng
Tổng cộng tiền lương  đóng BHXH 60 tháng của bố bạn là: 266.225.000 đồng
Mức bình quân tiền lương của: 60 tháng là: 266.225.000/60 = 4.437.083 đồng.
Mức trợ cấp tuất một lần là = Mbqtl   x số năm đóng BHXH  x 1,5
Mức trợ cấp tuất một lần là: = 4.437.083 x 35,5 x 1,5 = 236.274.669 đồng
Mai táng phí theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội bằng 10 tháng lương tối thiểu tại thời điểm chết:
Trợ cấp mai táng phí = 10 x 1.150.000 = 11. 500.000 đồng  
Như vậy, cách tính của Ông Trưởng phòng tổ chức hành chính cơ quan của bố bạn trước khi chết đã tính đúng. (trong thư bạn không nói rõ bố bạn trước khi chết làm ở cơ quan nhà nước hay ở doanh nghiệp nhà nước nên BHXH tỉnh lấy mức lương tối thiểu áp dụng cho cơ quan nhà nước là 1.150.000 đồng.
Câu 11 : Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: xuanhoihn@gmail.com hỏi về việc bạn có thời gian làm việc ở công ty nhà nước và được đóng BHXH sau khi nghỉ việc bạn đã thanh toán BHXH một lần. Bạn hỏi sau này bạn làm việc cho Ban quản lý dự án nguồn vốn ODA tài trợ thì thời gian làm việc trước đây có đóng BHXH và đã thanh toán BHXH 1 lần thì có được tính thâm niên công tác để được tính bậc lương ở công ty hiện tại không? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Căn cứ theo Điều 48 Bộ Luật Lao động năm 2013 và điểm c Khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần: Trường hợp của bạn đã được hưởng trợ cấp thôi việc một lần và giải quyết hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì toàn bộ thời gian công tác có đóng BHXH trước đây đã được đã được giải quyết rồi. Nên không được tính là thời gian công tác để tính thâm niên công tác trong việc tính nâng bậc lương ở công ty hiện tại.
Câu 12 : Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: dangthaokt@gmail.com hỏi về việc bạn năm nay 34 tuổi, có thời gian tham gia BHXH từ tháng 9/2000 đến nay, hiện nay hệ số lương của bạn là 2,94, giờ bạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động, thì bạn được hưởng những chế độ gì? Bạn muốn hưởng chế độ BHXH một lần thì tính thế nào? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1- Khi nghỉ việc bạn được nhận trợ cấp thôi việc Điu 48 - B Lut Lao động
Căn cứ theo Điều 48 - Bộ Luật Lao động năm 2013 Luật số: 10/2012/QH13 quy định về trợ cấp thôi việc như sau
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

Khoản trợ cấp thôi việc này do cơ quan nơi bạn công tác trước khi nghỉ việc trả cho bạn theo quy định của Bộ Luật Lao động.
 
2. Trợ cấp BHXH một lần theo Điều 55 của Luật BHXH
Căn cứ tho điểm c khoản 1 Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định về BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;”
3. Cách tính trợ cấp BHXH một lần:
          Theo quy định trên trường hợp của bạn tham gia BHXH từ tháng 9/2000 đến hết tháng 4/2014 tổng thời gian công tác là 14 năm 8 tháng mức trợ cấp BHXH một lần định tính như sau:
Căn cứ theo điểm b khoản 4, mục IV của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
b) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ  ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:
 
 Trong đó: Mbqtl:  Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần được tính như sau:
Từ tháng 5/2008 – 4/2014, thời gian là 72 tháng,  mức lương là 2,94 ( lương tối thiểu đang tạm thời áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước là 1.050.000 đồng)
              (2,94 x 1.050.000) x 72  = 222.264.000 đồng
Tổng cộng tiền lương  đóng BHXH 72 tháng của bạn là: 222.264.000 đồng
Mức bình quân tiền lương của: 72 tháng là: 222.264.000 /72 = 3.087.000 đồng.
Mức trợ cấp BHXH một lần là = Mbqtl   x số năm đóng BHXH  x 1,5
Trợ cấp BHXH 1 lần của bạn là : 3.087.000 x (15 năm) x 1,5 =69.457.500
Do bạn không nói rõ quá trình tiền lương đóng BHXH nên BHXH tỉnh Đắk Nông tạm lấy tiền lương của bạn là 2,94 của 6 năm cuối (72 tháng) để tính:

Câu 13 : Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: jhuynhtrang1212@gmail.comhỏi về việc bạn có thời gian công tác và đóng BHXH được 24 năm 9. Nay vì sức khỏe bạn xin nghỉ công tác từ tháng 10/2014, như vậy bạn được hưởng chế độ gì? Có được hưởng BHXH một lần không? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1- Khi nghỉ việc bạn được nhận trợ cấp thôi việc Điều 48 - Bộ Luật Lao động
Căn cứ theo Điều 48 - Bộ Luật Lao động năm 2013 Luật số: 10/2012/QH13 quy định về trợ cấp thôi việc như sau
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

            Khoản trợ cấp thôi việc này do cơ quan nơi bạn công tác trước khi nghỉ việc trả cho bạn theo quy định của Bộ Luật Lao động.
          2 - Về hưởng BHXH một lần
Theo Điều 55 của Luật BHXH thì người được hưởng trợ cấp BHXH một lần được quy định như sau:
“Điều 55. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;
d) Ra nước ngoài để định cư.
2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu”. 
          Như vậy, trường hợp của bạn đã đóng BHXH trên 20 năm thì không thuộc đối tượng được hưởng BHXH một lần. Trường hợp của bạn phải chờ đến tuổi để nghỉ hưu theo Điều 50 và Điều 51 của Luật BHXH.
Do trong đơn bạn không nói rõ bạn sinh ngày, tháng, năm nào và không nói rõ chức danh, nghề nghiệp của bạn là gì nên BHXH không tư vấn cho bạn được.  
       Theo Điều 51 của Luật BHXH quy định điều kiện nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:
“Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành”. 
          Theo quy định trên, nếu sau khi nghỉ việc mà sức khỏe của bạn yếu bạn có thể liên hệ với cơ quan BHXH quận, huyện nơi bạn đang cư trú để được hướng dẫn thủ tục để giám định khả năng lao động. Nếu kết quả của Hội đồng giám định y khoa kết luận bạn mất sức lao động 61% thì bạn được hưởng chế độ hưu trí theo Điều 51 của Luật BHXH.
Câu 14 : Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: dinhyenthanhthao@gmail.comhỏi về việc bạn có thời gian công tác và đóng BHXH ở công ty Bitis được 05 năm 04 tháng và ở công ty Aiinomoto Việt Nam được 2 năm, tổng thời gian đóng BHXH là 7 năm 4 tháng. Nay bạn nghỉ việc muốn nhận BHXH một lần thì thủ tục gồm những giấy tờ gì? Số tiền BHXH một lần được nhận là bao nhiêu? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1.Về thủ tục hồ sơ hưởng BHXH một lần: 
Căn cứ theo Điều 20 của Quyết định 01/BHXH ngày 03/01/2014 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì Hồ sơ giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm những thủ tục sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (mẫu số 14-HSB) đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 55 và Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Quyết định nghỉ việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc quyết định thôi việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết hạn (bản chính hoặc bản sao) đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc (bản chính hoặc bản sao) đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội.
5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội.
6. Bản dịch tiếng Việt được công chứng (bản chính hoặc bản sao) của bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc thẻ thường trú hoặc giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp đối với người ra nước ngoài để định. 
          2. Về số tiền được hưởng trợ cấp BHXH một lần:
          Do trong thư hỏi bạn không cho BHXH tỉnh Đắk Nông biết quá trình diễn biến tiền lương đóng BHXH như thế nào nên BHXH không có cơ sở để trả lời cho bạn được rõ.
Câu 15 : Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: nguyet5455@gmail.com hỏi về việc bạn bị ốm bác sỹ chỉ định trong mẫu C65 nghỉ ốm 5 ngày, nhưng thực tế bạn nghỉ chỉ 3 ngày, 2 ngày còn lại bạn đã đi làm. Vậy bạn có được BHXH thanh toán tiền ốm 3 ngày trên không? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
          Căn cứ theo quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định về điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau thì trường hợp của bạn bác sỹ chỉ định trong mẫu C65-HD nghỉ ốm 5 ngày nhưng thực tế bạn chỉ nghỉ ốm 3 ngày còn 2 ngày bạn đã đi làm thì đơn vị bạn chỉ chấm công nghỉ ốm là 3 ngày do đó bạn hưởng chế độ ốm đau do Bảo hiểm xã hội chi trả là 3 ngày thực nghỉ ốm  nêu trên.
Câu 16 :Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: đothithuvan@nguyendu.edu.vnhỏi về việc bạn hiện là giáo viên, nhận quyết định ngày 01/8/2013, ngày 31/1/2014 bạn sinh con, thời gian này trùng với thời gian nghỉ tết âm lịch. Trước đó bạn đã làm đơn xin nghỉ sinh bắt đầu từ ngày 10/2/2014, (bạn sinh trước ngày xin nghỉ sinh nhưng do là thời gian nghỉ tết nên không ảnh hưởng gì đến công việc. Bạn đã nhận lương từ tháng 8/2013 đến tháng 2/2014, vậy bạn có được hưởng chế độ thai sản không? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
          Căn cứ theo quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động và Khoản 2 Điều 28, Mục 2 – Chế độ thai sản của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ (06) sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Căn cứ theo Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 và Công văn số 3527/BHXH-CSXH ngày 21/9/2007 hướng dẫn một số nội dung chưa rõ trong quá trình triển khai Luật BHXH về chế độ thai sản: Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuội con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Theo quy định trên nếu đơn vị bạn đã đóng BHXH cho bạn từ tháng 8/2013 đến hết tháng 01/2014 thì vừa đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì bạn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.
Việc bạn đã nhận lương từ tháng 8/2013 đến tháng 2/2014 thì sau khi đơn vị bạn thanh toán chế độ thai sản cho bạn với cơ quan BHXH, đơn vị bạn phải thu hồi lại tiền lương tháng 2/2014 của bạn vì bạn đã hưởng chế độ thai sản từ ngày 31/1/2014 đến ngày 30/7/2014. 
Câu 17 : Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: babykute120590@gmail.comhỏi về việc chú bạn có thời gian đóng BHXH  từ 6/1997 đến tháng 12/2002 tháng là phó công an xã và chú bạn đã chết? Vậy thủ tục hưởng chế độ tử tuất như thế nào? Mức trợ cấp tử tuất là bao nhiêu? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1.     Về thủ tục hồ sơ hưởng chế độ tử tuất:
Căn cứ theo Điều 22 của Quyết định số 01/QĐ-HXH ngày 03 tháng 01 năm 2014 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì thủ tục hồ sơ hưởng trợ cấp tuất của chú bạn quy định như sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội của người đang đóng bảo hiểm xã hội, người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội .
2. Giấy chứng tử (bản sao) hoặc giấy báo tử (bản sao).
3. Tờ khai của thân nhân người chết (mẫu số 09A-HSB).
2. Mức trợ cấp tuất một lần:
Căn cứ theo khoản 4, mục IV của Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 152/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc quy định như sau:
Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:

Trong đó: Mbqtl:  Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính trợ cấp tuất một lần được tính như sau:
Từ tháng 6/1997 – 12/1999, thời gian là 31 tháng, mức lương đóng BHXH được điều chỉnh tăng lương qua các thời kỳ được tính như sau  ( lương tối thiểu tại thời điểm chú bạn chết là 1.050.000 đồng)
              {(1.050.000 /210.000) x 306.300} x 31  = 47.476.500 đồng
Từ tháng 01/2000 – 12/2000, thời gian là 12 tháng mức lương đóng BHXH được điều chỉnh tăng lương qua các thời kỳ được tính như sau  ( lương tối thiểu tại thời điểm chú bạn chết là 1.050.000 đồng)
              {(1.050.000 /210.000) x 306.300} x 12  = 18.378.000 đồng
Từ tháng 01/2002 – 12/2002, thời gian là 21 tháng mức lương đóng BHXH được điều chỉnh tăng lương qua các thời kỳ được tính như sau  ( lương tối thiểu tại thời điểm chú bạn chết là 1.050.000 đồng)
              {(1.050.000 /210.000) x 306.300} x 24  = 36.756.000 đồng
Tổng cộng tiền lương  đóng BHXH 67 tháng của chú bạn là:  
             47.476.500 + 18.378.000  + 36.756.000  = 102.610.500 đồng
Mức bình quân của: 67 tháng là: 102.610.500 /67 = 1.531.500 đồng.
Mức trợ cấp tuất một lần là = Mbqtl   x số năm đóng BHXH  x 1,5
-         Mức trợ cấp tuất một lần là: = 1.531.500  x 6 x 1,5 = 13.783.500đồng
Mai táng phí theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội bằng 10 tháng lương tối thiểu tại thời điểm chết:
-         Trợ cấp mai táng phí = 10 x 1.050.000 = 10. 500.000 đồng 
Do bạn không nói rõ chú bạn chết ngày tháng năm nào nên BHXH tỉnh Đắk Nông tạm lấy 1 thời điểm cụ thể  (ngày 01/5/2013) để tính cho bạn dễ hiểu


                                                                 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ KHÁCH