Câu hỏi đợt 4

08/04/2016 12:00 AM


Câu 1: Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn tại địa chỉ mail: tuantuong64@gmail.comhỏi về việc bạn có thời gian gia gia bộ đội từ 15/9/1982 đến ngày 02/02/1990 ra quân. Bạn hỏi thời gian bộ đội của bạn có được tính là thời gian công tác không? Bạn muốn nghỉ hưu trước tuổi có được không? Bạn muốn thanh toán BHXH một lần như thế nào? Tiền được khoảng bao nhiêu? Vấn đề bạn hỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1. Về thời gian bộ đội của bạn có được tính là thời gian công tác không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 123 của Luật Bảo hiểm xã hội, khoản 2 Điều 23 của Nghị định 115/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, điểm b khoản 1 Điều 33 của Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì “ quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc thước ngày 15/12/1993 thì được tính là thời gian đã đóng BHXH”, theo quy định trên trường hợp của bạn thời gian tham gia bộ đội từ 15/9/1982 đến ngày 02/02/1990 được tính là thời gian đã đóng BHXH đề nghị bạn liên hệ với BHXH tỉnh nơi bạn đang công tác để  được hướng dẫn thủ tục để công nối thời gian trong quân đội.
2. Bạn muốn nghỉ hưu trước tuổi có được không?
Căn cứ theo Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện hưởng lương hưu và Khoản 1 Điều 17 của Thông tư số 59 /TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì trường hợp của bạn do bạn không cung cấp hiện nay bạn bao nhiêu tuổi, bạn được nghỉ hưu khi bạn bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên, đủ 51 tuổi trở lên,nhưng cứ mỗi năm bạn nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị trừ  2 % tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi 60. Nếu bạn nghỉ hưu trong năm 2016
3. Bạn muốn thanh toán BHXH một lần như thế nào?
 “1. Người lao động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây.
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện”;
Trường hợp của bạn có trên 20 năm đóng BHXH nên bạn không thuộc đối tượng được hưởng BHXH một lần.
4. Về tiền trợ cấp BHXH một lần được bao nhiêu:
           Do trong mail bạn không cung cấp diễn biến tiền lương, tiền công đóng BHXH của bạn nên BHXH tỉnh không có cơ sở để tính cho bạn được.

Câu 2 :Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: haidaosvh@gmail.comhỏi về việc bạn đang hưởng hệ số lương 2,67 từ tháng 8/2015, đến tháng 4/2016 bạn sinh. Từ 01/3/2016 khi tính chế độ thai sản của bạn có được cộng thêm phụ cấp khu vực không? Từ ngày 01/5/2016 mức lương cơ sở tăng lên 1.210.000 đồng thì chế độ thai sản của bạn sẽ tăng. Bạn hỏi, vậy khi bạn sinh con mức hưởng chế độ thai sản của bạn được tính như thế? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1. Từ 01/3/2016 khi tính chế độ thai sản của bạn có được cộng thêm phụ cấp khu vực không?
Căn cứ theo  khoản 1 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 quy định như sau:
“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)”.
Theo quy định trên trường hợp của bạn tháng 8/2015 bạn hưởng lương hệ số 2,67 thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)” nên cơ quan BHXH không thu BHXH phụ cấp khu vực nên khi nghỉ thai sản thì tiền trợ cấp thai sản của bạn không tính phụ cấp khu vực (do bạn không nói rõ bạn đang làm việc thuộc cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp)
2. Mức lương cơ sở từ ngày 01/5/2016 là 1.210.000 đồng thì chế độ thai sản của bạn được tính như thế nào?
Tại thời điểm bạn hỏi (3/2016) Chính phủ chưa ban hành văn bản quy định về mức lương cơ sở mới là 1.210.000 đồng nên BHXH tỉnh chưa có cơ sở trả lời cho bạn.
 Căn cứ khoản 3 Điều 12 của Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
“3. Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng”.
Theo quy định trên, trường hợp của bạn sinh con tháng 4/2016 thì mức hưởng trợ cấp thai sản được tính theo điểm a khoản 3 Điều 12 của Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = (2,67  x x 1.150.000)/6    
  = 3.070.500 (đồng/tháng)  
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của bạn là 3.070.500 đồng
Mức trợ cấp thai sản của bạn là: 3.070.500  x 6 = 18.423.000 đồng
Vậy, tại thời điểm sinh con (4/2016) của bạn thì mức lương cơ sở để tính chế độ thai sản là: 1.150.000 đồng
Ngoài ra bạn còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 tháng lương cơ sở tại thời điểm sinh theo điều 38 của Luật BHXH.
Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con là: 2 x 1.150.000 = 2.300.000 đồng

Câu 3 : Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: kenlly.kem.1945@facebook.com hỏi về việc bạn có thời gian đóng BHXH  được 30 năm, năm nay bạn 51 tuổi. Bạn hỏi bạn muốn nghỉ hưu trước tuổi thì quyền lợi của bạn được tính như thế nào? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi như sau:
Căn cứ theo Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện hưởng lương hưu và Khoản 1 Điều 17 của Thông tư số 59 /TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì trường hợp của bạn hiện nay bạn 51 tuổi, có 30 năm đóng BHXH, bạn được nghỉ hưu khi bạn bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên, nhưng cứ mỗi năm bạn nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị trừ  2 % tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi 55. Nếu bạn nghỉ hưu trong năm 2016 thì:
Cụ thể  tính như sau:
- 15 năm đầu đóng BHXH được tính bằng 45%
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30 là 15 năm, tính thêm: 15  x 3%  = 45%
- Tổng các tỷ lệ trên là : 45% + 45% = 90% ( mức tối đa chỉ tính bằng 75% theo khoản 1 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội).
- Bạn nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 4 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm là: 4 x 2% = 8%.
- Như vậy tỷ lệ lương hưu hàng tháng của bạn là: 75% - 8% = 67%.
- Ngoài ra, do bạn có thời gian có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng 75% (co hơn 25 năm) nên bạn còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là:
5 năm  x0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Do trong mail bạn không cung cấp diễn biến tiền lương đóng BHXH nên BHXH không tính được tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH cho bạn được.

 Câu 4 : Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: vanphongubndtuyloc@gmail.com hỏi về việc bạn tham gia đóng BHXH  từ năm 2009, do không may tháng 8/2014 bạn bị bất tỉnh tại văn phòng nơi bạn làm việc và điều trị từ tháng 8/2014 đến nay đã được điều trị nhưng bạn bị liệt một cánh tay trái và vẫn có khả năng làm việc và công tác. Bạn hỏi như vậy bạn có tiếp tục được làm việc và công tác không? Nhà nước có ưu tiên cho những người mắc bệnh như bạn không? Cơ quan có đủ thẩm quyền cho bạn thôi việc không? Vấn đề bạn hỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông đề nghị bạn liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Nội Vụ tỉnh nơi bạn đang công tác để được trả lời cụ thể
  
Câu 5 :Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: lamhoanghung29@gmail.com hỏi về việc bạn đã nghỉ làm từ ngày 10 tháng 01 năm 2015  không đóng BHXH nữa. Vậy bạn được thanh toán chế độ BHXH một lần không? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Căn cứ theo Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22//2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần, điển b Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 115/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Điều 19 của Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động -Thương Binh và xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì: “ Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia đóng BHXH”;
Theo quy định trên trường hợp của bạn đã đủ điều kiện thanh toán BHXH một lần:
Hồ sơ thanh hưởng BHXh một lần
Căn cứ theo Điều 109 của Luật Bảo hiểm xã hội hồ sơ gồm:
1.Sổ bảo hiểm xã hội
2.Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần
Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH quận, huyện hoặc thị xã nơi bạn đang cư trú để được hướng dẫn và giải quyết.
 
Câu 6 : Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: buvansu1968@gmail.com hỏi về việc bạn tham gia BHXH đến là 20 năm bạn muốn nghỉ hưu trước tuổi diện tinh giản biên chế. Bạn hỏi bạn có 7 năm làm việc ở khu vực có hệ số 0,7 và 13 năm làm ở khu vực có hệ số 0,3 vậy 13 năm làm ở khu vực có hệ số 0,3 có được quy đổi để hưởng hệ số 0,7 không? Nếu được thì cách tính như thế nào? Công tác ở Đắk Nông 20 năm liên tục khi đủ 50 tuổi có được nghỉ hưu trước tuổi diện tinh giản biên chế không? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1.Về phụ cấp khu vực
Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc quy định về mức phụ cấp khu vực của các địa phương đơn vị thì: phụ cấp khu vực được xác định theo các yếu tố như: Yếu tố địa lý tự nhiên như khi hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, yếu tố đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo ... do vậy không thể quy đổi 13 năm làm việc của bạn ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,3 thành hệ số phụ cấp khu vực 0,7 làm điều kiện giảm 5 năm tuổi đời cho bạn để nghỉ hưu được.
2. Về đối tượng nghỉ hưu trước tuổi theo diên tinh giản biên chế
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Chương II của Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế quy định như sau:
“Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2008/NĐ-CP nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật BHXH và chế độ quy định tại Điểm a,c Khoản 1 Điều 8 và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật BHXH”.
Căn cứ theo quy định trên và các trường hợp tinh giản biên chế được áp dụng theo Điều 6 Nghị định 108/2008/NĐ-CP nếu bạn là nữ bạn  đủ 50 tuổi, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, thuộc vào một trong các trường hợp của Điều 6 Nghị định 108/2008/NĐ-CP thì bạn thuộc diện được nghỉ hưu trước tuổi theo diên tinh giản biên chế.
 
Câu 7 : Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: mainguyenktk12b@gmail.com hỏi về việc chị gái bạn dự sinh tháng 1/2016, chị gái bạn tham gia BHXH từ tháng 6/2015, bạn hỏi vậy khi sinh con chị gái bạn có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được thì mức hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1.     Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo Khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định về điều kiện hưởng chế đô thai sản như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
          Theo quy định trên, thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi của chị gái bạn được tính từ tháng 01/2015đến tháng 12/2015 trong thời gian này chị gái bạn phải đóng BHXH đủ 6 tháng (chị gái bạn đóng BHXH đến hết tháng 12/2015) là 7 háng thì đến khi sinh con chi gái bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.
2.     Mức hưởng chế độ thai sản:
Căn cứ theo điểm Khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định về mức hưởng chế đô thai sản như sau:
“a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội”;
          Ngoài ra chị gái của bạn còn được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.
      
Câu 8 : Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: phongcan113@gmail.com hỏi về việc bạn sinh năm 1970, làm việc trong ngành bưu điện (bộ phận chuyển phát nhanh KT3), đóng BHXH từ  năm 1991 đến nay, hệ số lương 3.46. Bạn muốn xin nghỉ hưu trước tuổi có được không? Bạn có thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 108/2014/NĐ-CP? Bạn thuộc đối tượng nào? Khi nghỉ hưu bạn được hưởng những chính sách gì từ BHXH? Cách tính mức chế độ hưởng? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
 
1.     Bạn muốn xin nghỉ hưu trước tuổi có được không?
Căn cứ theo Điều 6 và khoản 1 Điều 8 Chương II của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế quy định về chính sách nghỉ hưu trước tuổi như sau:
“Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2024/NĐ-CP nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH, còn được hưởng các chế độ sau:
a.Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
b.Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b khoản 1 Điều 50 Luật BHXH;
c.Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH.Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp ½ tháng tiền lương”.
Theo quy định trên thì bạn không đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108, vì Nam phải đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi. Hiện nay bạn mới 46 tuổi nên không thuộc đối tượng được nghỉ hưu trước tuổi theo quy định.
2.     Bạn có thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 108/2014/NĐ-CP?
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 2 Chương I của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế quy định về đối tượng áp như sau:
“4.Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng)”.
Theo quy định trên, bạn làm trong ngành bưu điện nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ
 
Câu 9 :Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail................................. hỏi về việc bạn mới nghỉ việc, thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp thì liên hệ cơ quan nào? Trình tự thế nào? Bạn muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần có được không? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1.     Về thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp thì liên hệ cơ quan nào:
Căn cứ theo Điều 16, Nghị định 28/2015-NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp quy định về thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp  như sau:
1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các loại giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b. Quyết định thôi việc;
c. Quyết đinh sa thải;
d. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ. Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
3. Sổ Bảo hiểm xã hội
Bạn liên hệ với Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp (bạn đang ở huyện Đắk Song – tỉnh Đắk Nông) đề nghị bạn liện hệ với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Nông nộp trực tiếp thủ tục hồ sơ như trên cho Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Nông để được giải quyết.
2.     Trình tự thế nào?
Căn cứ theo Điều 18, Nghị định 28/2015-NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất quy định quy định trình tự giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
1. Bạn nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định trên cho Trung tâm dịch vụ việc làm;
2. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3. Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
4. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
5. Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm dịch vụ việc làm chuyển đến Bảo hiểm xã hội tỉnh.
6. Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên cho người lao động trong thời hạn 5 ngày làm việc tính từ ngày nhận được Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp một lần được không?
Căn cứ theo Điều 53, Nghị định 28/2015-NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất quy định quy định người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần.
         
Câu 10 :Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail:nguyenngocquynhnhi0106@gmail.com hỏi về việc bạn  tham gia BHXH từ 01/01/2011 đến tháng 6/2012, khi giải quyết cần những thủ tục gì để hưởng BHXH một lần? Được bao nhiêu tiền?  Bạn nghỉ việc thang 7/2012 chưa nhận bảo hiểm thất nghiệp vậy bạn có được nhận không? Nếu được thì được bao nhiêu tiền? Thủ tục hồ sơ như thế nào? Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
1.     Thủ tục hồ sơ hưởng BHXH một lần
Căn cứ theo Điều 109 của Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định hồ sơ hưởng BHXH một lần như sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo quy định trên thì thủ tục hồ sơ hưởng BHXH một lần không cần quyết định nghỉ việc.
2.Cách tính trợ cấp BHXH một lần:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 60 của Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định về mức hưởng BHXH một lần như sau:
“ 2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội”.
Mức trợ cấp BHXH một lần của bạn là:
                   (1,6  x 1.150.000) x 1,5 (năm) x 1,5 = 4.140.000 đồng
Vậy tiền trợ cấp BHXH một lần của bạn là: 4.140.000 đồng.
3.     Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 46 của Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“1.Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tai Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc thành lập”.
Theo quy định trên bạn đã nghỉ việc quá 03 tháng nên bạn không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
4.     Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 50 của Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không      quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc”.
 
Câu 11 : Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đắk Nông nhận được thư của bạn ở địa chỉ mail: tranthithuy@thaco.com.vn hỏi về việc bố của bạn sinh 24/3/1957 có thời gian tham gia BHXH từ tháng 5/1975 đến tháng 3/2016. Bạn hỏi cách tính lương hưu của bố bạn như thế nào? Lương hưu hàng tháng nhận được bao nhiêu?  Vấn đề này Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông trả lời như sau:
Cách tính lương hưu:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 61 của Luật Bảo hiểm xã hội, khoản 3 Điều 9 của Nghị định 115/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Điểm a Khoản 3 Điều 20 của Thông tư 59/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cách tính lương hưu của bố bạn như sau:
“ 3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Trong đó:
a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
Cụ thể cách tính lương hưu của bố bạn là:
1.Tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng để tính hưởng chế độ hưu trí:
+Tiền lương thuộc đối tượng do Nhà nước quy định:
+Lương chính:
-Từ 10/1996 đến tháng 12/1998, thời gian: 27 tháng, mức lương 3,63 theo Nghị định 25/NĐ-CP chuyển xếp sang Nghị định 204/NĐ-CP là 4,74;
4,74 x 1.150.000 x 27 = 147.177.000
-Từ 01/1999 đến tháng 9/2001, thời gian 33 tháng mức lương 3,88 theo Nghị định 25/NĐ-CP chuyển xếp sang Nghị định 204/NĐ-CP là 5,08 (tạm xếp do bạn không cung cấp rõ bố bạn thời gian này làm chức danh gì);
5,08 x 1.150.000 x 33 = 192.786.000
+ Tổng cộng số tiền của 60 tháng là 147.177.000  + 192.786.000 = 339.963.000
+ Mức bình quân của 60 tháng là: 339.963.000/60 = 5.666.050
+ Tổng thời gian công tác trong khối Nhà nước là: 317 tháng
+ Tổng số tiền trong khối Nhà nước là: 5.666.050  317 = 1.796.137.850
2.     Tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quy định
- Từ 10/2001 đến tháng 12/2001, thời gian: 3 tháng, mức lương: 1.100.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2001 là 3,02:
(1.100.000  x 3,02) x 3 (tháng) = 9.966.000 đồng
- Từ 01/2002 đến tháng 12/2002, thời gian: 12 tháng, mức lương: 1.500.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2002 là 2,91:
(1.500.000  x 2,91) x 12 (tháng) = 52.380.000 đồng
- Từ 01/2003 đến tháng 12/2003, thời gian: 12 tháng, mức lương: 1.500.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2003 là 2,82:
(1.500.000  x 2,82) x 12 (tháng) = 50.760.000 đồng
- Từ 01/2004 đến tháng 12/2004, thời gian: 12 tháng, mức lương: 1.500.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2004 là 2,62:
(1.500.000  x 2,62) x 12 (tháng) = 47.160.000 đồng
- Từ 01/2005 đến tháng 12/2005, thời gian: 12 tháng, mức lương: 1.500.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2005 là 2,42:
(1.500.000  x 2,42) x 12 (tháng) = 43.560.000 đồng
- Từ 01/2006 đến tháng 12/2006, thời gian: 12 tháng, mức lương: 1.500.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2006 là 2,25:
(1.500.000  x 2,25) x 12 (tháng) = 40.500.000 đồng
- Từ 01/2007 đến tháng 12/2007, thời gian: 12 tháng, mức lương: 1.500.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2007 là 2,08:
(1.500.000  x 2,08) x 12 (tháng) = 37.440.000 đồng
- Từ 01/2008 đến tháng 8/2008, thời gian: 08 tháng, mức lương: 1.500.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2008 là 1,69:
(1.500.000  x 1,69) x 8 (tháng) = 20.280.000 đồng
- Từ 9/2008 đến tháng 12/2008, thời gian: 04 tháng, mức lương: 2.160.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2008 là 1,69:
(2.160.000 x 1,69) x 4 (tháng) = 14.601.600 đồng
- Từ 1/2009 đến tháng 9/2009, thời gian: 9 tháng, mức lương: 2.160.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2009 là 1,58:
(2.160.000 x 1,58) x 9 (tháng) = 30.715.200 đồng
- Từ 10/2009 đến tháng 12/2009, thời gian: 3 tháng, mức lương: 3.970.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2009 là 1,58:
(3.970.000 x 1,58) x 3 (tháng) = 18.817.800 đồng
- Từ 01/2010 đến tháng 12/2010, thời gian: 12 tháng, mức lương: 3.970.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2010 là 1,45:
(3.970.000 x 1,45) x 12 (tháng) = 69.078.000 đồng
- Từ 01/2011 đến tháng 9/2011, thời gian: 9 tháng, mức lương: 3.970.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2011 là 1,22:
(3.970.000 x 1,22) x 9 (tháng) = 43.590.600 đồng
- Từ 10/2011 đến tháng 12/2011, thời gian: 3 tháng, mức lương: 6.451.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2011 là 1,22:
(6.451.000 x 1,22) x 3 (tháng) = 23.610.660 đồng
- Từ 01/2012 đến tháng 12/2012, thời gian: 12 tháng, mức lương: 6.451.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2012 là 1,12:
(6.451.000 x 1,12) x 12 (tháng) = 86.701.440 đồng
- Từ 01/2013 đến tháng 12/2013, thời gian: 12 tháng, mức lương: 6.451.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2013 là 1,05:
(6.451.000 x 1,05) x 12 (tháng) = 81.282.600 đồng
- Từ 01/2014 đến tháng 12/2014, thời gian: 12 tháng, mức lương: 6.451.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2014 là 1,01:
(6.451.000 x 1,01) x 12 (tháng) = 78.186.120 đồng
- Từ 01/2015 đến tháng 12/2015, thời gian: 12 tháng, mức lương: 6.451.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2015 là 1,00:
(6.451.000 x 1,00) x 12 (tháng) = 77.412.000 đồng
- Từ 01/2015 đến tháng 3/2016, thời gian: 12 tháng, mức lương: 6.451.000 được điều chỉnh theo Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 về điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH, hệ số điều chỉnh áp dụng cho năm 2016 là 1,00:
(6.451.000 x 1,00) x 3 (tháng) = 19.353.000 đồng
Tổng thời gian: 3 +12 +12+12+8+12+12+9+12+3+4+9+3+12+3+12+12+12+12 =174 tháng
Tổng số tiền: 9.966.000 + 52.380.000 + 50.760.000 + 47 160.000 + 20.280.000 + 43.560.000 + 40.500.000 + 30.715.200 + 37.440.000 + 19.353.000 + 14.601.600 + 43.590.600 + 18.817.800 + 69.078.000 + 23.610.660 + 86.701.440 + 81.282.600 + 78.186.120 + 77.412.000 = 845.395.020
3.     Lương bình quân là:
(845.395.020  + 1.796.137.850) / (174+317) = 5.379.904 đồng
Vậy tiền lương bình quân để tính lương hưu của bố bạn là: 5.379.904 đồng
3.     Tiền lương hưu hàng tháng của bố bạn là:
Thời gian tính đến 31/3/2016  bằng 40 năm 11 tháng đóng BHXH bắt buộc
Nếu bố bạn nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi thì lương hưu của bố bạn được tính theo công thức sau:
Lương hưu hàng tháng = Lương bình quân x tỷ lệ% tính lương hưu hàng tháng
Lương hưu hàng tháng = 5.379.904  x 75% = 4.034.928 đồng
Ngoài ra bố bạn còn được hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu vì có trên 30 năm đóng BHXH theo Điều 58 của Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.

Câu 12 :Tôi làm việc tại công ty Cổ phần được hơn 5 năm, có trích nộp BHXH hàng tháng đầy đủ, tôi xin chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định. Đến ngày 10 tháng 4 năm 2015 tôi có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, đến nay là 14 ngày, tôi có hỏi về sổ BHXH của mình nhưng Công ty bảo vẫn chưa chốt sổ vì còn nợ bảo hiểm. tôi muốn nhận sổ bảo hiểm ngay để tiếp tục đóng bảo hiểm trong khi công ty không trả sổ thì tôi phải làm sao, nếu khởi kiện thì tôi phải gửi đơn đến cơ quan nào. Xin cảm ơn. Hồ Văn Anh (hoanhnth03@gmail.com)
Trả lời:
Tại Khoản 3.3, Điểm 3, Điều 46 Quyết định số: 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam quy định như sau:
3.3. Ghi xác nhận sổ BHXH, BHTN của người lao động trong một số trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN:
a) Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN nếu có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động.
b) Các trường hợp khác: thực hiện theo Văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam”.
          Trên đây là quy định mới nhất cho trường hợp của bạn.
Đề nghị bạn căn cứ quy định trên để có câu trả lời chính xác cho trường hợp của mình, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến chánh Thanh tra Sở Lao động-Thương binh & Xã hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc gửi đơn kiện đến cơ quan tòa án các cấp.
 
 Câu 13 :  Câu hỏi: Gửi BHYT. Tôi có thắc mắc vấn đề mẹ chồng tôi có hộ khẩu tỉnh nhưng hiện giờ đang ở cùng tôi tại tphcm (có đăng ký tạm trú), mẹ đang tham gia bhyt ở tỉnh nhưng vì điều kiện xa xôi  tôi muốn thay đổi nơi đăng ký ban đầu trên bhyt tại  tphcm để tiện việc khi kcb (nơi đăng ký ban đầu ở tỉnh) vậy phải đăng ký như thế nào (hiện tại gia đình tồi trên hộ khẩu đã tham gia bhyt đủ hết, mẹ tôi thì hộ khẩu đứng tên 1 mình ở tỉnh). Mong bhyt giải đáp giúp tôị. Cám ơn Nguyễn Thị Ngọc Oanh 
 
Trả lời
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 kèm theo Quyết định 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành Quy định về tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế  trong khám bệnh, chữa bệnh quy định và Điều 8 Chương III kèm theo Thông tư Số: 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế về Quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Thì mẹ bà được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu  tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 (tương đương tuyến huyện trở xuống) Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
 Người tham gia BHYT được thay đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý, đề nghị bà liên hệ với Bảo hiểm xã hội nơi phát hành thẻ để biết thêm thủ tục khi muốn thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu.
 
 Câu 14 :   Về ý kiến của độc giả có địa chỉ Tống Thị Cậy
Kính thưa quý cơ quan, tôi xin hỏi về 1 vấn đề vướng mắc: cơ quan tôi là doanh nghiệp nhà nước, trả lương theo thang bảng lương được quy định tại Nghị định 205/NĐ-CP. Hiện nay tồn tại 1 trường hợp sau: có 1 lao động vào làm việc tại đơn vị từ năm 2012 nhưng lao động này chưa cung cấp được sổ BHXH lý do thất lạc do đơn vị cũ giải thể. Cơ quan tôi không thể đăng ký tham gia BHXHcho lao động này, mặt khác do lao động này có giấy thôi trả lương từ đơn vị cũ xếp mức lương 7/8 chuyên viên, cơ quan tôi xếp lương cho lao động này như giấy thôi trả lương trong hồ sơ. Vấn đề là hiện giờ tôi không biết đăng ký tham gia BHXH cho cá nhân này như thế nào? Nếu đăng ký theo hệ số thì BHXH không đồng ý, nếu tôi đăng ký theo mức đóng bằng tiền thì có vi phạm luật BHXH không ?
Xin được trả lời như sau:
Về việc đăng ký tham gia BHXH cho lao động nêu trên:
- Đề nghị người lao động liên hệ với cơ quan làm việc trước đây để cung cấp số sổ BHXH hoặc BHXH nơi cơ quan cũ đóng BHXH để được cung cấp số sổ BHXH và báo tăng lao động tham gia BHXH tại cơ quan bạn kịp thời. 
- Do người lao động thất lạc sổ BHXH, đề nghị người lao động liên hệ với đơn vị cũ để xác minh lấy sổ BHXH. Nếu sổ BHXH bị mất căn cứ Khoản 1 Điều  29 Mục 2 Chương II Quy định quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về thủ tục cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT
Về vấn đề mức đóng tham gia cho người lao động nêu trên, căn cứ giấy thôi trả lương người lao động nêu trên được xếp mức lương 7/8 chuyên viên.
- Nếu đơn vị cũ của người lao động là đơn vị hành chính – sự nghiệp nhà nước thì đơn vị bạn trực hiện chuyển xếp lương cho người lao động từ đơn vị hành chính – sự nghiệp sang mức lương doanh nghiệp nhà nước theo Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ về chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp nhà nước
- Nếu đơn vị cũ là doanh nghiệp thực hiện theo Nghị định 205/NĐCP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp chức vụ trong các công ty nhà nước thì căn cứ Điều 5, Điều 6 Nghị định 205/NĐCP ngày 14/12/2004 của Chính phủ để chuyển xếp lương theo quy định.
- Từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp cần phải xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương mới  để chuyển xếp lương đối với người lao động từ thang lương, bảng lương do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP sang thang lương, bảng lương do công ty ban hành .
 Câu 15 :Về ý kiến của độc giả có địa chỉ: Le Van Dung
Cho em hỏi hiện tại em có số liệu đóng BHXH tại hệ thống BHXH của BHXH hay không và mức đóng là bao nhiêu?
Câu hỏi của bạn chưa cung cấp thông tin họ tên, số CMND, đơn vị bạn công tác nên BHXH tỉnh Đắk Nông không thể kiểm tra được thông tin của bạn. Căn cứ Khoản 7 Điều 7 Luật BHXH số 58/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20/11/2014 người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng BHXH. Vậy để biết thông tin về việc đóng, hưởng BHXH của bạn, bạn có thể liên hệ với đơn vị bạn đang công tác hoặc liên hệ cơ quan BHXH nơi đơn vị bạn đăng ký đóng BHXH.
 
 Câu 16 : Về ý kiến của độc giả có địa chỉ: Lê Xuân Mão
Cho em hỏi em đã đóng bảo hiểm được 3 năm tại một công ty cổ phần giờ em xin nghỉ thì thẻ BHYT của em có được sử dụng đến hết năm không hay bị thu thẻ BHYT?
Căn cứ Khoản 1.1, Điểm 1, Điều 22, Mục 1, Chương II Quy định quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng quy định thành phần hồ sơ đối với người lao động trường hợp ngừng tham gia BHYT phải nộp thẻ BHYT còn hạn sử dụng cho đơn vị sử dụng lao động.
Nếu sau khi nghỉ việc, bạn tiếp tục đi làm và thuộc đối tượng tham gia BHYT thì đơn vị mới sẽ lập thủ tục hồ sơ để cấp thẻ BHYT cho bạn.
Trường hợp bạn không đi làm, bạn được tham gia BHYT theo hộ gia đình tại nơi bạn đang cư trú (thường trú hoặc tạm trú), bạn liên hệ cơ quan BHXH cấp huyện nơi bạn cư trú để được hướng dẫn tham gia, cấp thẻ BHYT theo hộ gia đình.
 
Câu 17 :  Về ý kiến của độc giả có địa chỉ: Lê Thị Ánh Duyệt
Chồng tôi đã đóng BHXH (đến năm 2010 thì nghỉ việc) là được 14 năm, hiện tại chồng tôi 55 tuổi nếu đi làm lại có được tiếp tục đóng BHXH không? (14 năm BHXH chưa lãnh tiền, vẫn mong có việc làm đóng BHXH tiếp để lãnh hưu, hiện tại đã tìm được việc làm).
Căn cứ Điểm 1, Điều 54, Mục 4, Luật BHXH số 58/2014/QH13 (Luật BHXH số 58/2014/QH13) của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20/11/2014 về điều kiện hưởng lương hưu thì đối với nam là 60 tuổi khi nghỉ việc và có 20 năm đóng BHXH trở lên do đó Chồng của bạn chưa đủ hai điều kiện trên do đó vẫn có thể tiếp tục đóng BHXH đến khi 60 tuổi nếu chưa đủ 20 năm thì căn cứ Điểm 6, Điều 85 Chương V Luật BHXH số 58/2014/QH13quy đình về trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.   
 
 Câu 18:  Về ý kiến của độc giả có địa chỉ  lelan34@yahool.com.vn
“Người đã làm việc ở một cơ quan, có đóng bảo hiểm xã hội, rồi nghỉ việc, sau vài năm lại làm ở một cơ quan khác. Nhưng khi làm việc ở cơ quan khác này không đóng ngay... Giờ xin đóng bù mấy năm thiếu ấy có được không? Và còn làm việc mấy năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu.”
Khoản 1 Điều 4 Mục 1 Chương II Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015  của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT quy định:
“Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.”
Như vậy, khi làm việc ở một cơ quan khác, nếu bạn ký hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì cơ quan phải đóng bảo hiểm xã hội cho bạn. Còn thời gian bạn nghỉ việc không tham gia BHXH tự nguyện thì không được truy đóng cho những năm không tham gia trước đó.
Căn cứ Điều 54 Mục 4 Luật BHXH số 58/2014/QH13, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ. 
 
 Câu 19 :Về ý kiến của độc giả có địa chỉ  mainth@ezlearning.edu.vn
“ Em đóng bảo hiểm từ tháng 2 nhưng đến tháng 3 mới có thẻ bảo hiểm y tế mà thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm là tháng 3. Vậy đúng hay sai? Xin cho e ý kiến?
Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 sửa đổi, bổ sung của Luật BHYT:
- Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
- Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
- Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế.
Do bạn chưa nêu cụ thể về bạn tham gia BHYT theo đối tượng nào nên bạn đối chiếu trường hợp của bạn với các quy định trên để biết và kiến nghị với các cơ quan liên quan.
 
 Câu 20 :  Về ý kiến của độc giả có địa chỉ  thanhhap5@gmail.com
“ Cho em hỏi truy thu từ mức 1050 lên 1150 chính thưc bắt đầu vào tháng mấy của năm 2015 và có tính lãi nộp chậm đến thời điểm ngày 10/6/2015 không ?”
Căn cứ Công văn số 45/BHXH-PT ngày 21/01/2015 của BHXH tỉnh Đăk Nông về việc thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/5/2013, đối với doanh nghiệp tiếp tục vận dụng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định để đóng BHXH, BHYT, BHTN thì thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 94 Luật BHXH số 71/2016/QH11, cụ thể: từ ngày 01/5/2013 đến ngày 30/6/2013 tiền lương tính theo mức lương tối thiểu chung là 1.1050.000 đồng/tháng, từ ngày 01/7/2013 trở đi tiền lương tính theo mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng.
- Trường hợp từ ngày 01/7/2013 mà doanh nghiệp đã đóng theo mức lương tối thiểu chung là 1.050.000 đồng/tháng thì phải thực hiện đóng, truy thu theo  mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng; trong trường hợp này không tính lãi chậm đóng. 
- Đối với doanh nghiệp vận dụng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trước ngày 01/5/2013, nhưng từ ngày 01/7/2013 không đóng, không truy đóng theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 94 Luật BHXH số 71/2006/QH11.
 
​  Câu 21 :  Về ý kiến của độc giả có địa chỉ  dungsamstyle@gmail.com.
“ Chồng tôi sinh năm 1961 (54 tuổi) tham gia BHXH được 13 năm, không đóng BHXH từ ngày 1 tháng 1 năm 1996. Nay chồng tôi muốn hoàn lại số tiền đã được thanh toán và tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (có thể đóng một lần trước cho số năm còn thiếu) có được không?”.
Theo Luật BHXH và các văn bản liên quan tới việc hướng dẫn thực hiện luật BHXH, hiện tại không có quy định nào về việc người lao động hoàn trả tiền hưởng BHXH cho cơ quan BHXH sau khi đã giải quyết chế độ BHXH một lần. Thời gian tham gia BHXH chỉ được bảo lưu khi người lao động nghỉ việc và chưa nhận BHXH một lần. Do đó, khi chồng bạn ngừng tham gia BHXH, nếu chồng bạn đã làm các thủ tục hồ sơ nhận BHXH một lần và đã nhận tiền BHXH một lần do cơ quan BHXH chi trả thì chồng bạn không thể hoàn trả lại số tiền đã được thanh toán để bảo lưu thời gian tham gia BHXH.
 
​  Câu 22 :  Về ý kiến của độc giả có địa chỉ  luudaicat92@yahoo.com.vn
“Em xin chào các anh chị! Em là người Đắk Nông vô Sài gòn tạm trú em có được mua thẻ BHYT ở Sài Gòn không? Mong được các anh chị giải đáp dùm, em xin cam ơn.”
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của liên bộ Y tế, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện BHYT.
Kể từ ngày 01/01/2015 đối tượng tham gia BHYT bao gồm 5 nhóm:
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
2. Nhóm do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
đ) Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên là những người đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
c) Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
5. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình bao gồm:
a) Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ đối tượng quy định tại các nhóm 1,2,3,4 và người đã khai báo tạm vắng;
b) Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các nhóm 1,2,3,4.
Như vậy, khi bạn vào Sài Gòn tạm trú thì bạn có thể tham gia BHYT với điều kiện: Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú cùng tham gia trừ đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng; người do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng; người do ngân sách nhà nước đóng và người được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. 
 
 Câu 23 :  Về ý kiến của độc giả có địa chỉ  nguyenhuonglaocai@gmail.com.
“Chồng tôi sinh năm 1972 năm nay 43 tuổi có đủ điều kiện tham gia BHXH tự nguyện không. Hiện chồng chưa tham gia loại hình bảo hiểm nào. Nếu đủ điều kiện tham gia thì đóng thời gian bao nhiêu lâu vì khi đủ 60 tuổi thì thời gian đóng BHXH tự nguyện mới được 17 năm. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Theo Điều 8 của Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu BHXH. BHYT, BHTN; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. 
Theo Điều 9 của Nghị định số134/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH tự nguyện về phương thức đóng BHXH:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.
Theo các quy định trên thì chồng của bạn có thể tham gia BHXH tự nguyện để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH mất bao lâu tùy thuộc vào phương thức đóng BHXH tự nguyện mà chồng bạn lựa chọn. Khi chồng bạn đủ 60 tuổi, nếu thời gian tham gia BHXH chưa đủ điều kiện nghỉ hưu (tối thiểu 20 năm) mà còn thiếu không quá 10 năm thì chồng bạn có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Thời gian hưởng lương hưu được tính tháng liền kề sau tháng bạn đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu và hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ cho cơ quan BHXH.