Quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện

23/03/2017 08:06 AM


1 Chế độ Hưu trí
- Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
-  Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
+) Người nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
+) Nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
+) Nam nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:
Năm nghỉ hưu Số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ
hưởng lương hưu 45%
2018 16 năm
2019 17 năm
2020 18 năm
2021 19 năm
Từ 2022 trở đi 20 năm
 
Ví dụ về tham gia, hưởng BHXH tự nguyện:
Ông A đóng BHXH tự nguyện từ tháng 01/2016.
Tiền lương làm căn cứ đóng là 2.000.000 đồng/tháng, tỷ lệ đóng 22%, mức đóng là 440.000 đồng/tháng, đến tháng 12/2040 ông đủ 60 tuổi (đóng BHXH tự nguyện 25 năm), tổng số tiền đóng BHXH tự nguyện là 132.000.000 đồng.
Ông được hưởng lương hưu từ tháng 01/2041, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 25 năm, sau khi ước tính mức chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm, điều chỉnh mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 3.000.000 đồng/tháng. Chế độ hưu trí hàng tháng của ông như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông A để tính hưởng lương hưu là 25 năm.
+ 15 năm đầu tính bằng 45%;
+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 là 9 năm, tính thêm: 10 x 2% = 20%;
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông A là: 45% + 20% = 65%.
- Mức lương hưu hằng tháng của ông A là:
65% x 3.000.000 đồng/tháng = 1.950.000 đồng/tháng.
- Giả sử ông A sống đến 70 tuổi, ông có 10 năm hưởng chế độ hưu trí, số tiền hưu trí ông được hưởng trong 10 năm là:
* 950.000 đồng/tháng x 12 tháng/năm x 10 năm = 234.000.000 đồng.
*Ông còn được hưởng chế độ BHYT theo quy định của Luật BHYT.
* Khi ông A chết, người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở (mức lương hiện tại là 1.150.000 đồng, sau 35 năm (25 năm đóng BHXH tự nguyện, 10 năm hưởng lương hưu) thì mức lương này sẽ tăng cao gấp nhiều lần so với quy định hiện nay (mỗi năm tăng khoảng 5-7%).
(Ví dụ này chỉ mang tính chất minh họa, đối với từng trường hợp cụ thể, mức đóng, mức hưởng sẽ khác nhau và trên thực tế cơ quan BHXH căn cứ Thông tư quy định  điều chỉnh mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hộicủa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để tính toán xác định mức hưởng lương hưu theo đúng hồ sơ, sổ BHXH của người tham gia)
2. Chế độ tử tuất
a. Thời gian tính hưởng chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH tự nguyện trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng BHXH một lần.
b. Trợ cấp mai táng:
- Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở đối với người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ tử tuất từ đủ 60 tháng trở lên;
+ Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc;
- Trợ cấp tuất hằng tháng: Người tham gia BHXH tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định:
+ Đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần;
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
+ Đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 15 năm trở lên.
- Trợ cấp tuất một lần
+ Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
+ Khi tính trợ cấp tuất một lần đối với người đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết mà thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.