Bảo hiểm y tế - Chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng của các quốc gia, sự chia sẻ rủi ro bệnh tật cho cả cộng đồng

21/11/2018 08:55 AM


         Bảo hiểm y tế  (BHYT) ở Việt Nam  là chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng được hình thành từ năm 1992 do nhà nước quản lý thông qua việc quản lý quỹ BHYT, từ khi hình thành đến đã có nhiều thay đổi về chính sách tài chính và chính sách khám chữa bệnh cho người tham gia. BHYT đang là chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ổn định nhất của chính phủ đối với người dân hiện nay.
       Tại Việt Nam chính sách này hướng đến bốn nhóm dân cư đó là: nhóm BHYT bắt buộc tức là nhóm người lao động tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp bắt buộc tham gia kèm theo BHXH; nhóm người tham do tổ chức Bảo hiểm xã hội chi trả; nhóm được ngân sách nhà nước trả và hỗ trợ trả và nhóm BHYT tự nguyện do hộ gia đình tự mua.
Năm 2017 mức chi phí phải trả cho BHYT của người tự nguyện tham gia là 58.500 đồng /tháng.  Sau đợt điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế năm 2017, tình trạng trục lợi BHYT, lạm dụng BHYT tăng lên từ phía người mua BHYT, bên cạnh đó ý thức phòng ngừa rủi ro về chi phí khi ốm đau  và sự chia sẻ về quỹ BHYT của người dân còn thấp, như vậy quỹ BHYT để chia sẻ dịch vụ y tế cộng đồng ngày càng giảm xuống và tính bền vững của BHYT cũng giảm xuống.
       Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành dựa trên yếu tố chia sẻ cộng đồng và hỗ trợ của nhà nước, hành vi, quyết định mua BHYT của hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT hướng đến nền chăm sóc sức khỏe bền vững đang là mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia trên thế giới (WHO 2014).
Cho đến nay, chưa một quốc gia nào đạt được mục tiêu bao phủ toàn dân mà chỉ dựa vào đóng góp tự nguyện (Kutzin 2012).
        Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của BHYT của hộ gia đình cần đánh giá nhận thức (chất lượng và giá trị dịch vụ) - ảnh hưởng (hài lòng) – mong muốn (ý định hành vi) đến quyết định tự nguyện mua BHYT của hộ gia đình.
       Tham gia BHYT hộ gia đình có tác dụng tăng tính phòng ngừa rủi ro về chi phí; chia sẻ rủi ro và giải quyết vấn đề lựa chọn ngược. Thông thường, trong mô hình này có sự tham gia của các thành viên gia đình của chính người lao động, gồm vợ, chồng, con cái. Tuy nhiên, các thành viên khác trong gia đình cũng có thể tham gia. Mô hình này sẽ làm giảm quy mô của khu vực không chính thức nhờ mở rộng bao phủ bảo hiểm ra đối tượng vợ, chồng và các thành viên gia đình khác của lao động chính thức. Mô hình này tăng tính chia sẻ rủi ro của quỹ BHYT và góp phần san sẻ rủi ro y tế rộng khắp hơn trong dân số. Những quốc gia Đông Á đã thành công trong việc mở rộng chương trình BHYT để đạt mức bao phủ toàn dân thường đặc biệt khuyến khích bảo hiểm theo gia đình (WHO 2014).
        BHYT tự nguyện có những bất lợi tiềm năng của việc không nuôi dưỡng các nguyên tắc hỗ trợ lẫn nhau, điều này sẽ gây tốn kém cho những người trong nhóm dễ bị tổn thương. Ngoài ra, do động cơ vì lợi nhuận, chi phí chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên, và một số kế hoạch tư nhân tránh các phân đoạn cụ thể của xã hội cần được chăm sóc (A.A. Shafie và M.A. Hassali, 2013).
        Hầu hết (63%) Người Malaysia ở Penang ưa thích Bảo hiểm y tế tự nguyện, Bảo hiểm Y tế Xã hội Bắt buộc. Ưu tiên này cao hơn so với ở Việt Nam (20%) (Lofgren et al., 2008). Các nghiên cứu khác không so sánh các ưu tiên giữa các kế hoạch tài chính, và không có nghiên cứu nào được thực hiện ở một nước có thu nhập trung bình cao như Việt Nam. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Malaysia và Việt Nam có thể xua tan niềm tin trước đó rằng kế hoạch này hấp dẫn hơn ở các nước có thu nhập thấp hơn (Hiệp hội An sinh Xã hội Quốc tế, 2008).
         Bảo hiểm y tế cộng đồng, hoặc bảo hiểm vi mô như một cách để bảo đảm nhiều người Ấn Độ bị nghèo đói do chi tiêu y tế hỗ trợ, và bổ sung những nỗ lực bảo hiểm của nhiều quốc gia và khu vực (Ankit Jain và cộng sự, 2013).
        Chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế công cho BHYT ở Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động của lợi ích cá nhân và động cơ vì lợi nhuận của các bên có liên quan, cùng với việc tăng giá dịch vụ y tế năm 2017 tác động đến tăng chi phí khám chữa bệnh khi xảy ra rủi ro về sức khỏe do đó người mua BHYT năm 2017 tăng cao nhưng chỉ mang tác động tức thời. Đến hết năm 2017 tỷ lệ người tham gia BHYT là 86,4% trong toàn dân tăng 3% so với mục tiêu của chính phủ, tuy nhiên nhóm người tự nguyện mua BHYT chỉ chiếm khoảng 30% tỷ lệ tham gia (Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2017). Để tăng tính bền vững của của Bảo hiềm y tế thì việc gia tăng sự sẵn sàng tự nguyện chi trả cho bảo hiểm y tế để phòng ngừa rủi ro cũng như chia sẻ quỹ Bảo hiểm y tế là một điều quan trọng và mục tiêu hướng đến của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia có chương trình BHYT.

Lan Hương