Đăk Nông, cấp BHYT miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS

03/08/2018 08:56 AM


 

        Ngày 28/5/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông đã có Công văn số 2505/UBND-KGVX về việc hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh năm 2018. Qua đó, UBND tỉnh đồng ý tiếp tục hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS theo Quyết định số 2188/QĐ-TTg ngày 15/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2018-2020).
 


ảnh minh họa: bệnh nhân HIV/AIDS xét nghiệm và điều trị,nguồn internet
 
         Mặc dù hiện nay người nhiễm HIV được cấp thẻ BHYT hoàn toàn miễn phí, nhưng tỷ lệ tham gia BHYT vẫn không cao. Tính đến 30/6/2018, số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang được quản lý trên địa bàn tỉnh là 219 trường hợp. Trong đó có 148 trường hợp đang điều trị thuốc ARV có thẻ BHYT, đạt tỷ lệ 67,6% người nhiễm HIV tham gia BHYT trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, có 83 người thuộc các đối tượng chính sách được cấp thẻ BHYT từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, 27 người tự mua thẻ BHYT hộ gia đình và 38 người được ngân sách địa phương hỗ trợ mua thẻ BHYT theo Công văn Công văn số 2505/UBND-KGVX.

      Theo ông Ngụy Trường Giáp, cán bộ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đăk Nông cho biết: hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn khoảng hơn 30% số bệnh nhân HIV/AIDS chưa có thẻ BHYT. Đối tượng này chủ yếu là dân cư từ địa phương khác chuyển tới sinh sống, không có giấy tờ tùy thân, không có thông tin cá nhân khiến cho việc lập danh sách cấp thẻ BHYT gặp khó khăn. Bên cạnh đó nhiều năm nay, bệnh nhân HIV/AIDS vẫn quen được điều trị miễn phí thuốc ARV nên không có khái niệm cụ thể nào về thẻ BHYT, không nhận thấy tầm quan trọng của thẻ BHYT. Nhiều bệnh nhân có tâm lý lo sợ bị kỳ thị nên không muốn được lập danh sách mua thẻ BHYT miễn phí vì sợ khi khám, chữa bệnh bằng BHYT là mọi người sẽ biết mình bị nhiễm HIV và kỳ thị, phân biệt đối xử. Do vậy họ không tham gia BHYT mà sẵn sàng bỏ tiền túi ra khám chữa bệnh, hoặc đến nơi không được hưởng BHYT để che giấu tình trạng bệnh.
       Việc thuốc điều trị HIV không được cấp miễn phí từ ngày 1/1/2019 khiến không ít bệnh nhân không có thẻ BHYT phải loay hoay để tự chi trả cho bản thân thuốc điều trị ARV. Vì sử dụng thuốc ARV không chỉ giúp điều trị cứu sống bệnh nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn mang tính chất phòng dịch HIV/AIDS cho cộng đồng. Hiện chi phí thấp nhất cho việc điều trị thuốc của bệnh nhân HIV/AIDS hơn 4 triệu đồng/năm/người đối với bệnh nhân theo phác đồ 1. Nhưng với bệnh nhân kháng thuốc, phải điều trị phác đồ 2 thì chi phí điều trị tăng lên gấp 7 – 8 lần. Như vậy, nếu không có thẻ BHYT, người nhiễm HIV sẽ phải bỏ ra một số tiền khá lớn để điều trị bằng thuốc ARV; trong khi đây là điều trị lâu dài và suốt đời.
       Ông Giáp cũng cho biết thêm: “Việc tham gia BHYT đối với người nhiễm HIV là rất cần thiết, vì điều trị ARV là quá trình liên tục và suốt đời. Ngoài ra, người nhiễm HIV rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cũng như phải làm các xét nghiệm theo dõi cần thiết định kỳ trong suốt quá trình điều trị ARV. Nếu người nhiễm HIV tự chi trả thì phần lớn sẽ không kham nổi, dẫn tới bỏ điều trị. Do đó, cần phải tích cực tuyên truyền để cộng đồng nói chung và người nhiễm HIV/AIDS nói riêng hiểu rõ lợi ích của việc tham gia BHYT. Hiện trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở khám và điều trị HIV/AIDS là phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS tại thị xã Gia Nghĩa, các bệnh viện huyện Krông Nô, Cư Jút, Đăk Mil, Đăk R’lấp, Tuy Đức; người nhiễm HIV/AIDS có thể đến các cơ sở trên đăng ký để được lập danh sách cấp thẻ BHYT đễ được hỗ trợ khám 

H.U