Những quy định mới về thực hiện tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT cần biết

31/08/2022 04:37 PM


Quyết định số 1155/QĐ-BHXH, ngày 12 tháng 5 năm 2022 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam V/v ban hành quy chế quản lý hoạt động của tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội(BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT). Trong quyết định này có nhiều điểm mới so với Quyết định số 1599/QĐ-BHXH trước đây, cụ thể là:

Một là: Quy chế bổ sung quy định về đối tượng áp dụng, bao gồm “Tổ chức dịch vụ nhận ủy quyền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp; tổ chức và cá nhân có liên quan.

Hai là: Thay đổi tên gọi từ Đại lý thu BHXH, BHYT sang Tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT. Những Đại lý thu trước đây nếu không đủ điều kiện làm Tổ chức dịch vụ thu theo quy định thì liên hệ với Tổ chức dịch vụ thu để được làm nhân viên của Tổ chức dịch vụ đó.

Ba là: Quy chế không quy định điều kiện cụ thể đối với nhân viên thu. Nhân viên thu do Tổ chức dịch vụ quản lý, là người đang tham gia hoặc thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.

Bốn là: Quy chế quy định tên gọi “Hợp đồng ủy quyền thu BHXH, BHYT” thay thế cho “hợp đồng đại lý thu BHXH, BHYT” được thực hiệu theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự về hợp đồng ủy quyền và các quy định của pháp luật có liên quan. Thời hạn của Hợp đồng có hiệu lực tối đa 02 năm đối với tất cả loại hình tổ chức thay vì 03 năm hoặc theo thời hạn trên thư bảo lãnh (theo Quyết định 1599/QĐ-BHXH). Bảo lãnh hợp đồng:  Theo quy định của Quy chế mới, tất cả tổ chức dịch vụ ký hợp đồng với cơ quan BHXH đều phải có bảo lãnh hợp đồng của tổ chức tín dụng theo quy định. Đây là một phần bắt buộc, không tách rời của Hợp đồng. Hợp đồng có hiệu lực thì có bảo lãnh hợp đồng.

Năm là: Về phân cấp: Quy chế bổ sung phân cấp cơ quan BHXH thực hiện ký/gia hạn/chấm dứt hiệu lực hợp đồng như sau: BHXH tỉnh ký Hợp đồng; gia hạn, chấm dứt hiệu lực Hợp đồng với Tổ chức dịch vụ có phạm vi hoạt động liên huyện trong tỉnh hoặc địa bàn thành phố thuộc tỉnh. BHXH huyện ký Hợp đồng; gia hạn, chấm dứt hiệu lực Hợp đồng với Tổ chức dịch vụ có phạm vi hoạt động trong địa bàn huyện.

Sáu là: Quy chế sử dụng "Bồi dưỡng, tập huấn“ thay cho “đào tạo” như trước đây.  Các nội dung về "Bồi dưỡng, tập huấn" được chia làm 03 chương trình: Lần đầu, Thường xuyên và Nâng cao (Bồi dưỡng, tập huấn lần đầu và thường xuyên phân cấp do BHXH tỉnh thực hiện, Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao do BHXH Việt Nam thực hiện);  Nhân viên của Tổ chức dịch vụ đạt yêu cầu bồi dưỡng, tập huấn lần đầu sẽ được cơ quan BHXH cấp thẻ Nhân viên thu BHXH, BHYT.

Bảy là: Hoàn trả kinh phí chi thù lao tương ứng trong trường hợp cơ quan BHXH hoàn trả tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho người tham gia theo quy định.

Bên cạnh những điểm mới của Quyết định số 1155/QĐ-BHXH nói trên, BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2222/QĐ-BHXH, ngày 16/8/2022 Ban hành mức chi thù lao cho Tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình; Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2022 thay thế Quyết định số 542/QĐ-BHXH ngày 30/3/2020. Một số điểm mới của Quyết định số 2222/QĐ-BHXH là:

          Theo đó, tỉnh Đắk Nông được xác định là tỉnh thuộc vùng III.

 

Nguyễn Huynh