Một số vấn đề trong thực hiện BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động khu vực doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

03/08/2018 09:11 AM


       Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Cămpuchia với 130 km đường biên giới, có 2 cửa khẩu chính là Bu Prăng và Đăk Perr. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.513 km2. Dân số trung bình năm là hon 600.000 người với lực lương lao động hơn 50% dân số. Xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh thấp, cơ sở vật chất hạ tầng hiện tại còn đang xây dựng, thu nhập của người dân còn dưới mức trung bình, tỷ lệ hộ đói nghèo cao nên ảnh hưởng rất lớn tới việc triển khai chính sách BHXH, BHYT, BHTN đến các bộ phận dân cư trên địa bàn, mặc khác khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh sinh sống phân tán, không tập trung.
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách về BHXH, BHYT, BHTN, BHXH trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thường xuyên lãnh đạo chỉ đạo, sự phối hợp công tác của các cơ quan ban ngành địa phương, sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ cán bộ, công chức hệ thống BHXH tỉnh, nhưng thực tiễn cũng còn gặp không ít tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động, nhất là trong khu vực ngoài nhà nước.
      Trên địa bàn tỉnh hiện nay nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, hợp tác xã đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động chưa được đảm bảo, tình trạng trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN còn diễn ra khá phổ biến; cơ chế xử phạt vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN còn bất cập, chưa đủ sức răn đe; tình trạng một số đơn vị vẫn chây ỳ, nợ đọng, chậm đóng và trốn đóng BHXH trên địa bàn còn lớn, kéo dài, công tác khởi kiện tiến độ còn chậm và chưa hiệu quả; công tác phối hợp với ngành chức năng chưa chặt chẽ. Ngoài ra, nhận thức, kiến thức về BHYT của đại bộ phận người dân còn hạn chế, gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT.
      Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có gần 50% đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh đăng ký tham gia BHXH với khoảng 40% lao động được tham gia, thụ hưởng các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN, BHTN. Điều này chứng tỏ một bộ phận lớn doanh nghiệp, người lao động không được tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN, ảnh hưởng đến công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh và quyền lợi nghĩa vụ của người lao động. Bên cạnh đó số nợ đóng, chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN tại các doanh nghiệp trên địa bàn còn khá cao.
      Có nhiều nguyên nhân để đánh giá kết quả trên, trước hết phải nói đến chế tài xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN chưa đủ mạnh nên chưa phát huy hiệu quả. Các quy định của pháp luật chưa quy định rõ trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động phải giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động trong thời gian đơn vị không đóng, trốn đóng hoặc nợ đọng BHXH kéo dài. Các doanh nghiệp gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi của địa phương, trong việc sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ, chưa đủ nguồn nguyên liệu để hoạt động.
     Một nguyên nhân nữa là vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý, trong quá trình tổ chức thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT các ngành có liên quan chưa chủ động báo cáo tham mưu cấp ủy chính quyền địa phương để có biện pháp giải quyết dứt điểm: như công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tuyên truyền vận động trên địa bàn, công tác thu nợ đọng BHXH,… Công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về BHXH ở các cấp chính quyền còn bị buông lỏng, chưa được quan tâm đúng mức; Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong những năm qua còn rất hạn chế nên một số đơn vị sử dụng lao động cố tình trốn tránh tham gia BHXH cho người lao động, nợ đọng BHXH số lượng lớn và kéo dài.
      Ngoài ra, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền phổ biến và thực hiện chính sách BHXH, cụ thể: như phối hợp chỉ đạo các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể phối hợp với cơ quan BHXH cấp huyện để xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền đến tận người dân, còn phó thác cho cơ quan BHXH. Các cơ quan chức năng chưa có cơ chế, biện pháp thống nhất phối hợp quản lý các đơn vị sử dụng lao động trong việc đăng lý lao động tham gia BHXH; cấp giấy phép kinh doanh; sự biến động tăng giảm thường xuyên, nên dẫn đến quản lý đối tượng chưa chặt chẽ; thiếu chính xác trong thống kê số đối tượng lao động. Đối với doanh nghiệp phải kể đến ý thức chấp hành pháp luật của thủ trưởng đơn vị và người lao động.
       Để thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, BHTN góp phần bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian tới, các ngành, các cấp cần: quy định trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động phải giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động trong thời gian đơn vị không đóng hoặc nợ đọng BHXH kéo dài; hướng dẫn cụ thể trong việc thụ lý đơn khởi kiện của cơ quan BHXH để bảo vệ quyền lợi cho người lao động; các cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương có biện pháp cụ thể để xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc một cách chặt chẽ.
       Với địa phương: chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương phối hợp đồng bộ với cơ quan BHXH trong việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển theo đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để các đơn vị này có trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động; các Sở, các ngành chức năng có liên quan cần tăng cường phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về những chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN, các ngành chức năng cần ban hành những quy định, chế tài để buộc tham gia và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, phải làm thay đổi nhận thức về việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị chứ không phải của riêng Ngành BHXH.

Lê Đồng Cung